Một dịp rất tình cờ, tôi được gặp lại Minh Đức Hoài Trinh...
Minh Đức Hoài Trinh là một cây viết nữ mà tôi vô cùng mến mộ. Ngày nay được gặp lại Chị, một ngày, một đêm, hai chị em ngồi, nằm, tâm sự, gợi nhắc lại những ngày còn ở quê nhà. Hai thế hệ khác nhau. Với chị, tôi chỉ là một người em bé bỏng, vẫn rất bé bỏng khi chị trao tặng tập thơ có bài Ai Trở Về Xứ Việt; rồi tôi nói miên man về bài hát có cái nhan đề như thế, một bài hát tôi rất thích. Không làm sao quên được phút giây chị thốt lên một câu mà tôi không hiểu là chị nói với tôi hay nói với chính chị: "Không biết làm cách nào để cứu được dân Việt mình há?" Tôi đọc được niềm ưu tư, niềm thiết tha với dân tộc Việt Nam. Dù chỉ một câu rất ngắn, gọn, nhưng càng tăng thêm lòng mến mộ của tôi đối với chị hơn.
Hôm nay, tôi đưa chị ra phi trường trở lại California đầy nắng ấm, nơi có một lần tôi đã ghé qua. Những phút cuối cùng bên nhau tôi không biết có bao giờ còn gặp lại chị nữa không. Nhìn dáng vóc chị gầy yếu, đôi mắt gần như mất hết nét tinh anh, tôi không khỏi xúc động nhớ lại nét đài các, kiêu sa ngày nào...
Chiều. Ngồi lật tập thơ của chị. Tôi vốn thích thơ văn nên đọc thơ của chị, tôi có rất nhiều bồi hồi xúc cảm. Trên thế gian này, phút vĩnh biệt người Mẹ thân yêu, tôi tin chắc ai cũng rơi lệ. Nhưng trái tim càng tan nát hơn khi không được đến nơi an nghỉ cuối cùng của Người để khóc chào vĩnh biệt:
Gục đầu bên mộ Mẹ
Nước mắt chìm tha ma
Lụa tâm hồn ai xé
Kinh cầu ai ngân nga?
Lòng ta hằng mơ ước
Có hôm nao được về
Con tàu xuôi bến nước
Hân hoan vang tình quê...
Mẹ ơi ngày ấy đến
Chúng không cho con về
Ôi lũ người chưa yêu mến
Là những tấm lòng chưa biết say mê!
Lòng chúng làm bằng thép
Tim chúng vấy bùn nhơ
Cầu hư danh gượng ép
Chà đạp lên giấc mơ...
Thế là hết Mẹ ơi
Tàu nhổ neo đi rồi
Con không về với Mẹ
Máu rướm mềm lên môi!
Nghiến răng kìm căm tức
Lang thang chiều tha ma
Quên làm sao u uất
Nguôi làm sao xót xa?
Gục đầu bên nấm mộ
Mẹ ơi con không về
Chuông nhà thơ ai đổ
Ai nghe buồn lê thê?
(Gục Đầu Bên Mộ Mẹ)
Một tình yêu tuyệt vời, đôi người đôi ngả, đợi chờ trong cô đơn, chỉ biết nguyện cầu ơn trên thương xót:
Tóc em xòa xuống trán
Mắt ngời vui long lanh
Trời xanh hơn áo xanh
Nhưng trời không xanh nữa
Một thuở nào chia ly...
Sóng đời làm nghiêng ngửa
Những ai về, ai đi
Người ấy ở đâu rồi
Nơi chân trời xa xôi
Không một màu tin tức
Đêm nay buồn chơi vơi
Có ai về phương Nam
Khi khói vương chiều lam
Nhắn hỏi thăm người ấy
Bao giờ thư mới sang?
Người ấy còn nhớ chăng
Những đêm chờ trăng muộn
Mãi tìm vì sao băng
Quên nghe hơi sương xuống
Em nhẩm lời cầu nguyện
Khi vì sao lướt qua...
Đôi môi người lưu luyến
"Lạy Trời Thương Chúng Ta"
Nhưng trời xa quá xa
Cách mấy tầng mây cao
Để người sầu đôi ngả
...đêm ấy rất nhiều sao!
(Đêm Ấy Rất Nhiều Sao)
Có yêu Quê Hương, yêu Dân Tộc thiết tha mới trào nước mắt, tuôn ra những lời thê lương ai oán:
Xin hãy ngừng
Các anh ơi
Xin hãy ngừng chân lại
Đừng giẫm nát Quê Hương!
Chừ đau thương lắm
Máu, nhiều máu
Đổi màu vàng qua màu đất thắm
Các anh nỡ nào còn chà đạp lên nhau
Các anh không nghe sao
Bước chân oan hồn khập khễnh
Từ nẻo tha ma, từ đồng ruộng mang về
Tiếng bom súng đã lấp vùi
Cả trăm nghìn sinh mệnh
Hôi tanh lắm rồi
Oán thù chi mà còn mãi say mê?
(Trường Hận Ca)
Một người phụ nữ có tinh thần quốc gia là Minh Đức Hoài Trinh, là Chị, làm tôi nể phục. Những dòng thơ sắt thép đẫm lệ của Chị liệu có làm chùn bước quân thù? Tôi tin là có nếu chúng đọc được và lòng chúng còn chút "chất người". Tôi say mê những lời thơ khác của Chị, dịu dàng, nhưng cũng không kém phần đanh thép, cương quyết:
Em mới mười sáu tuổi
Sao bắt em ra chiến trường?
Để em chết trần truồng phơi gan phổi
Nhìn xác em, ai không giận, không thương?
(Em Mười Sáu Tuổi)
Thơ của Chị hầu hết viết cho Mẹ, khóc cho Quê Hương và tố cáo chế độ bạo tàn đang ngự trị trên đất nước. Tôi nhớ hoài một câu nói của Chị rất chân tình khi tôi hỏi Chị có về Việt Nam sau 1975 đến nay không. Chị trả lời tôi: "Về làm chi, Việt Cộng ghét Chị lắm... lận!"
"Hai năm sau chị em mình gặp lại". Đó là một lời hẹn ước, nhưng có gặp lại Chị không? Có thể cuộc sống quá khó khăn không bao giờ có ngày tái ngộ. Nhưng em còn thở là còn hi vọng có thêm một lần bên Chị để siết tay tay nhau, thì thầm " Lạ quá! Không ngờ!" Một lời thì thầm mà em nghĩ rằng ngày nào đó, giữa chốn nhân gian mịt mờ nhân ảnh này, mình gặp lại nhau, trái tim Chị nhói lên, trái tim em nhói lên, Tổ Quốc Quê Hương mình sáng rực tình người. Bốn câu thơ này của Minh Đức Hoài Trinh cho tôi niềm kỳ vọng:
Sông Núi ơi! Vùng lên mà ca hát
Khúc Thanh Bình gào đến tận muôn phương
Hiên cây cỏ nghiêng đầu ru gió mát
Dưới mặt trời gỗ đá cũng yêu thương!
(Chiến Tranh Hết Rồi)
Thơ Minh Đức Hoài Trinh không có chất lãng mạn con gái... bởi Chị là đàn bà, một người đàn bà từng viết báo, viết truyện, từng đem trí tuệ của một người Việt lưu vong xin Thế Giới chấp thuận cho Việt Nam có một Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Chị là người sáng lập. Chị là Chủ Tịch nhiệm kỳ đầu tiên. Trải qua một phen điêu đứng, văn thi hữu mời Chị trở lại chèo chống. Chị từ chối mà không được. Thôi thì kiếp tằm cứ phải nhả tơ. Thơ của Chị là sức khỏe của Chị, là nghị lực của Chị, tôi tin Chị còn làm được sự vẻ vang cho Dân Tộc, làm cho Văn Bút Việt Nam phục hoạt, ngày mai tươi sáng không xa, cho Đất Nước mình, cho Văn Bút Việt Nam...
Ái Khanh.
Minh Đức Hoài Trinh là một cây viết nữ mà tôi vô cùng mến mộ. Ngày nay được gặp lại Chị, một ngày, một đêm, hai chị em ngồi, nằm, tâm sự, gợi nhắc lại những ngày còn ở quê nhà. Hai thế hệ khác nhau. Với chị, tôi chỉ là một người em bé bỏng, vẫn rất bé bỏng khi chị trao tặng tập thơ có bài Ai Trở Về Xứ Việt; rồi tôi nói miên man về bài hát có cái nhan đề như thế, một bài hát tôi rất thích. Không làm sao quên được phút giây chị thốt lên một câu mà tôi không hiểu là chị nói với tôi hay nói với chính chị: "Không biết làm cách nào để cứu được dân Việt mình há?" Tôi đọc được niềm ưu tư, niềm thiết tha với dân tộc Việt Nam. Dù chỉ một câu rất ngắn, gọn, nhưng càng tăng thêm lòng mến mộ của tôi đối với chị hơn.
Hôm nay, tôi đưa chị ra phi trường trở lại California đầy nắng ấm, nơi có một lần tôi đã ghé qua. Những phút cuối cùng bên nhau tôi không biết có bao giờ còn gặp lại chị nữa không. Nhìn dáng vóc chị gầy yếu, đôi mắt gần như mất hết nét tinh anh, tôi không khỏi xúc động nhớ lại nét đài các, kiêu sa ngày nào...
Chiều. Ngồi lật tập thơ của chị. Tôi vốn thích thơ văn nên đọc thơ của chị, tôi có rất nhiều bồi hồi xúc cảm. Trên thế gian này, phút vĩnh biệt người Mẹ thân yêu, tôi tin chắc ai cũng rơi lệ. Nhưng trái tim càng tan nát hơn khi không được đến nơi an nghỉ cuối cùng của Người để khóc chào vĩnh biệt:
Gục đầu bên mộ Mẹ
Nước mắt chìm tha ma
Lụa tâm hồn ai xé
Kinh cầu ai ngân nga?
Lòng ta hằng mơ ước
Có hôm nao được về
Con tàu xuôi bến nước
Hân hoan vang tình quê...
Mẹ ơi ngày ấy đến
Chúng không cho con về
Ôi lũ người chưa yêu mến
Là những tấm lòng chưa biết say mê!
Lòng chúng làm bằng thép
Tim chúng vấy bùn nhơ
Cầu hư danh gượng ép
Chà đạp lên giấc mơ...
Thế là hết Mẹ ơi
Tàu nhổ neo đi rồi
Con không về với Mẹ
Máu rướm mềm lên môi!
Nghiến răng kìm căm tức
Lang thang chiều tha ma
Quên làm sao u uất
Nguôi làm sao xót xa?
Gục đầu bên nấm mộ
Mẹ ơi con không về
Chuông nhà thơ ai đổ
Ai nghe buồn lê thê?
(Gục Đầu Bên Mộ Mẹ)
Một tình yêu tuyệt vời, đôi người đôi ngả, đợi chờ trong cô đơn, chỉ biết nguyện cầu ơn trên thương xót:
Tóc em xòa xuống trán
Mắt ngời vui long lanh
Trời xanh hơn áo xanh
Nhưng trời không xanh nữa
Một thuở nào chia ly...
Sóng đời làm nghiêng ngửa
Những ai về, ai đi
Người ấy ở đâu rồi
Nơi chân trời xa xôi
Không một màu tin tức
Đêm nay buồn chơi vơi
Có ai về phương Nam
Khi khói vương chiều lam
Nhắn hỏi thăm người ấy
Bao giờ thư mới sang?
Người ấy còn nhớ chăng
Những đêm chờ trăng muộn
Mãi tìm vì sao băng
Quên nghe hơi sương xuống
Em nhẩm lời cầu nguyện
Khi vì sao lướt qua...
Đôi môi người lưu luyến
"Lạy Trời Thương Chúng Ta"
Nhưng trời xa quá xa
Cách mấy tầng mây cao
Để người sầu đôi ngả
...đêm ấy rất nhiều sao!
(Đêm Ấy Rất Nhiều Sao)
Có yêu Quê Hương, yêu Dân Tộc thiết tha mới trào nước mắt, tuôn ra những lời thê lương ai oán:
Xin hãy ngừng
Các anh ơi
Xin hãy ngừng chân lại
Đừng giẫm nát Quê Hương!
Chừ đau thương lắm
Máu, nhiều máu
Đổi màu vàng qua màu đất thắm
Các anh nỡ nào còn chà đạp lên nhau
Các anh không nghe sao
Bước chân oan hồn khập khễnh
Từ nẻo tha ma, từ đồng ruộng mang về
Tiếng bom súng đã lấp vùi
Cả trăm nghìn sinh mệnh
Hôi tanh lắm rồi
Oán thù chi mà còn mãi say mê?
(Trường Hận Ca)
Một người phụ nữ có tinh thần quốc gia là Minh Đức Hoài Trinh, là Chị, làm tôi nể phục. Những dòng thơ sắt thép đẫm lệ của Chị liệu có làm chùn bước quân thù? Tôi tin là có nếu chúng đọc được và lòng chúng còn chút "chất người". Tôi say mê những lời thơ khác của Chị, dịu dàng, nhưng cũng không kém phần đanh thép, cương quyết:
Em mới mười sáu tuổi
Sao bắt em ra chiến trường?
Để em chết trần truồng phơi gan phổi
Nhìn xác em, ai không giận, không thương?
(Em Mười Sáu Tuổi)
Thơ của Chị hầu hết viết cho Mẹ, khóc cho Quê Hương và tố cáo chế độ bạo tàn đang ngự trị trên đất nước. Tôi nhớ hoài một câu nói của Chị rất chân tình khi tôi hỏi Chị có về Việt Nam sau 1975 đến nay không. Chị trả lời tôi: "Về làm chi, Việt Cộng ghét Chị lắm... lận!"
"Hai năm sau chị em mình gặp lại". Đó là một lời hẹn ước, nhưng có gặp lại Chị không? Có thể cuộc sống quá khó khăn không bao giờ có ngày tái ngộ. Nhưng em còn thở là còn hi vọng có thêm một lần bên Chị để siết tay tay nhau, thì thầm " Lạ quá! Không ngờ!" Một lời thì thầm mà em nghĩ rằng ngày nào đó, giữa chốn nhân gian mịt mờ nhân ảnh này, mình gặp lại nhau, trái tim Chị nhói lên, trái tim em nhói lên, Tổ Quốc Quê Hương mình sáng rực tình người. Bốn câu thơ này của Minh Đức Hoài Trinh cho tôi niềm kỳ vọng:
Sông Núi ơi! Vùng lên mà ca hát
Khúc Thanh Bình gào đến tận muôn phương
Hiên cây cỏ nghiêng đầu ru gió mát
Dưới mặt trời gỗ đá cũng yêu thương!
(Chiến Tranh Hết Rồi)
Thơ Minh Đức Hoài Trinh không có chất lãng mạn con gái... bởi Chị là đàn bà, một người đàn bà từng viết báo, viết truyện, từng đem trí tuệ của một người Việt lưu vong xin Thế Giới chấp thuận cho Việt Nam có một Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Chị là người sáng lập. Chị là Chủ Tịch nhiệm kỳ đầu tiên. Trải qua một phen điêu đứng, văn thi hữu mời Chị trở lại chèo chống. Chị từ chối mà không được. Thôi thì kiếp tằm cứ phải nhả tơ. Thơ của Chị là sức khỏe của Chị, là nghị lực của Chị, tôi tin Chị còn làm được sự vẻ vang cho Dân Tộc, làm cho Văn Bút Việt Nam phục hoạt, ngày mai tươi sáng không xa, cho Đất Nước mình, cho Văn Bút Việt Nam...
Ái Khanh.
No comments:
Post a Comment