Sau khi thực hiện xong tác phẩm "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút Và Mừng Sinh Nhật Thứ 85. 14-12-2014", nhà thơ Khiếu Long gởi ra diễn đàn Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ bài viết "Minh Đức Hoài Trinh và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 35 Năm Sau" của nhà văn Sơn Tùng bên miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Bài viết ghi nhận: " Buổi sinh hoạt này đã được chuẩn bị cả năm trước bởi những người qúy mến chị Minh Đức Hoài Trinh với mục đích vinh danh một người cầm bút sau hơn sáu mươi năm đóng góp tim óc cho văn học, văn hóa Việt Nam, ở trong nước và ở hải ngoại. Dự thảo chương trình đã được thay đổi mấy lần. Cuối cùng, do sự khiêm tốn của chị và anh Nguyễn Quang, hai chữ “vinh danh” đã không được dùng và chỉ được gọi là một buổi “ra mắt sách”. Không phải sách của chị mà là sách do nhiều người viết về chị: “Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút”."
Thật vậy, sách không ghi tựa vinh danh, chủ đề buổi lễ tại diễn đàn
Emerald Bay không ghi từ ngữ "vinh danh" như nhà văn Minh Đức Hoài Trinh
muốn tránh những từ ngữ tế nhị, dễ gây hiểu lầm. Tuy nhiên hãy công
bằng suy xét cho cùng là "Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại" nay là tổ chức duy
nhất của nước Việt Nam Cộng Hòa còn hoạt động trên những diễn đàn thế
giới nói chung, vẫn được quốc tế nhìn nhận. Công lao đó, công trạng đó
do một người đàn bà Việt Nam tận tụy với bồn phận người công dân của đất
nước Việt Nam Cộng Hòa, thủy chung với với chính nghĩa sáng ngời của xứ
sở Việt Nam Cộng Hòa, không còn nữa. Vâng, không còn nữa. Chỉ còn u uất
trong tâm khảm mang theo của mỗi người chúng ta. Người mẹ đẻ ra "Văn
Bút Việt Nam Hải Ngoại" vào những tháng ngày u buồn khi Việt Nam Cộng
Hòa bị bức tử, "Người mẹ của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại" là người đàn bà
qua vẻ bên ngoài khiêm nhu bình dị nhưng trong chiều sâu sắc nét văn
chương của tâm hồn, và bà chỉ là một người đàn bà nhân dáng nhỏ thó mảnh
mai nhưng có ý chí kiên cường bất khuất, quyết liệt chống bạo lực, trên
diễn đàn quốc tế bà tố cáo tội ác của nhà cầm quyền mãnh thú ác độc
Cộng Sản Việt Nam, khi xin quốc tế lên tiếng can thiệp cho các nhà văn,
nhà báo hay văn nghệ sĩ bị ác đảng CS giam cầm đọa đầy trong ngục tù.
Dù vậy, ba diễn giả hay ba nhà giáo kiêm nhà văn Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Thời và Đào Đức Nhận trong ý tưởng xa gần nêu lên ý tưởng vinh danh tri ân bà, một kẻ sĩ uy vũ bất năng khuất, Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút...
Theo tờ Viễn Đông, ký giả Thanh Phong viết:
"Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục và Thanh Niên VNCH, Chủ Tịch Lê Văn Duyệt Foundation, Chủ Tịch Phong Trào Đoàn Kết VNCH, Cố Vấn Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ phát biểu, chúc mừng nhà văn Minh Đức Hoài Trinh.
Giáo sư Liêm nói, “Đặc biệt hôm nay tôi xin chúc mừng một nhà văn hóa, một thi nhân rất nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hòa, Minh Đức Hoài Trinh. Chúng tôi cũng kính mừng sự ra mắt sách "Minh Đức Hoài Trinh – Chính Khí Của Người Cầm Bút" và cầu chúc buổi lễ thành công tốt đẹp.” GS. Nguyễn Thanh Liêm cho biết, trước năm 1975 ông chưa được hân hạnh quen biết hay gặp gỡ nhà văn Minh Đức Hoài Tinh nhưng ông đã được nghe đến phương danh của bà và trước 1975 đã bao nhiêu người nhất là giới văn nghệ sĩ đã từng kính nể, ngưỡng mộ những bài thơ cũng như những phóng sự của bà và mãi gần đây giáo sư mới được diện kiến người nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh với người tình trăm năm Nguyễn Quang Huy mà giáo sư vô cùng kính mến. Ngoài những bài thơ được phổ nhạc, bà đã thành công rực rỡ với Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Sự nghiệp văn chương của bà là một thành tựu đáng lưu danh thiên cổ không thua gì các nữ lưu Đoàn Thị Điểm hay bà Huyện Thanh Quan mà giáo sư không thể nào diễn tả hết được."
Còn trên tờ Việt Báo, ký giả Bình Sa, tức nhà thơ Thanh Huy ghi nhận:
"Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa, Cố vấn văn hóa của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự tham dự của tất cả quý vị quan khách cùng tất cả mọi người, sau đó ông cho biết qua về ý nghĩa buổi ra mắt sách, ông tiếp: “Đặc biệt hôm nay tôi xin chúc mừng một nhà văn hóa, một thi nhân rất nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hòa đó là Bà Minh Đức Hoài trinh, chúng tôi cũng kính mừng sự ra mắt sách “Minh Đức Hoài Trinh Chính Khí Của Người Cầm Bút”, cầu chúc buổi ra mắt. Giáo sư Nguyễn Hữu Thời nói về tiểu sử của nhà văn Minh Đức Hoài Trinh và Giáo sư Đào Đức Nhuận trình bày về nội dung tập sách "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút"."
Như bài viết của Sơn Tùng, tổ chức Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại hậu Minh Đức Hoài Trinh đã rơi vào thảm cảnh buồn bã, bao lần nội bộ tranh chấp, va chạm nội tình, dĩ nhiên "Người mẹ của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại" đau lòng, đau buồn khôn xiết. Những việc làm tắc trách, ô uế, bỉ ổi, tàn nhẫn như thơ của Tố Như tiên sinh "những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Gần đây người ta nỡ dùng sự kiện hối suất tiền tệ thay đổi nên hội viên bên Canada nộp tiền thiếu để nỡ loại bỏ nhau, sao người ta không rộng lượng thông báo chờ hội viên nộp đủ để cuộc bầu cử được trong sáng, được công minh. Những chiêu thức thiên về ý niệm machiavellianism, putinism hay bokassaism không nên khai thác, vì nó chỉ là bãi nước bọt thị phi trên danh dự của người cầm bút chân chính mà thôi.
Mời xem bài viết của ngót bút KQ Pilot Phan Đình Minh Dallas và Sơn Tùng từ Virginia.
“Ai về xứ Việt” - Minh Đức Hoài Trinh.
Sau những ngày đau buồn tháng Tư Đen 1975, tôi nhớ Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris xuất bản 14 ca khúc trong tập Tình Ca có bài “Ai về xứ Việt”. Bài hát do” Phan Văn Hưng phổ thơ Minh Đức Hoài Trinh, và xem trên youtube link người nhạc sĩ đàn hát.
Thơ Minh Đức Hoài Trinh chuyên chở tâm sự u buồn của những người Việt ly hương, những người ra đi mạo hiểm nơi biển cả, đã phải đau đớn thử thách với đại dương bỏ lại một đất nước đen tối, bỏ lại gia đình, tài sản, bỏ lại bạn bè trong những gulag lao động khổ sai dưới mỹ từ "trại học tập", những trại tù dày đọa tù nhân đúng nghĩa, những địa ngục trần gia của nhân loại mấy ai không xúc động khi đọc lời thơ Minh Đức Hoài Trinh, hay qua nhạc Phan Văn Hưng.
“… Ai trở về xứ Việt
Nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết
Dài lắm không, đằng đẳng mấy mùa Thu
Ai đi về xứ Việt
Thăm dùm ta người ấy ở trong tù
Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc
Thay dùm ai màu trời ngục âm u
Các bạn ta ơi, bao giờ được thả
Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
Được lắng nghe tiếng chim cười
Đến bao giờ, đến bao giờ?…”
Với nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, sự vĩ đại không nằm trong tài sản, quyền lực, danh vọng hay tiếng tăm. Nhưng nó được tìm thấy trong lòng tốt, sự nhún nhường, sự phụng sự và phẩm chất.
Trong tập sách vinh danh nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, là một cựu quân nhân và hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, một tổ chức được bà sáng lập và cưu mang, tôi gửi đôi dòng này cảm ơn và kính chúc bà cùng gia quyến, khang an, hạnh phúc.
Phan Ðình Minh
Văn Bút Nam Hoa Kỳ
------------------------------------------------------------------------
Minh Đức Hoài Trinh
Sơn Tùng
Dù đã hẹn với anh chị Nguyễn Quang – Minh Đức Hoài Trinh từ mấy tháng trước, giờ chót, vì một lý do ngoài ý muốn, tôi đã không thể sang Orange County, Nam California, để dự một buổi sinh hoạt đặc biệt vào ngày Chủ Nhật 14.12.2014.
Buổi sinh hoạt này đã được chuẩn bị cả năm trước bởi những người qúy mến chị Minh Đức Hoài Trinh với mục đích vinh danh một người cầm bút sau hơn sáu mươi năm đóng góp tim óc cho văn học, văn hóa Việt Nam, ở trong nước và ở hải ngoại. Dự thảo chương trình đã được thay đổi mấy lần. Cuối cùng, do sự khiêm tốn của chị và anh Nguyễn Quang, hai chữ “vinh danh” đã không được dùng và chỉ được gọi là một buổi “ra mắt sách”. Không phải sách của chị mà là sách do nhiều người viết về chị: “Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút”.
Một sự vinh danh rất đẹp. Quả thật, cái làm Minh Đức Hoài Trinh khác với nhiều nhà văn cùng thời, nhất là nhà văn nữ, là sự dấn thân. Dấn thân cho đời, cho chính nghĩa, và cho lý tưởng. Chị là người cầm bút với một sứ mạng. Tận tụy với một sứ mạng, dù khi viết văn, làm thơ, hay làm báo. Chị không ngồi trong tháp ngà để viết, và cũng không đứng bên lề của những biến động lịch sử Việt Nam diễn ra trong suốt những năm dài chị cầm bút.
Cuốn sách với các bài viết của nhiều tác giả đã nêu bật “chính khí” của Minh Đức Hoài Trinh, trong đó tôi có đóng góp một bài, và đã nhấn mạnh tới vụ dấn thân điển hình nhất của chị: đưa người cầm bút của Miền Nam VN Tự Do trở lại với Văn Bút Quốc Tế sau một cuộc vận động đơn độc và kiên trì kéo dài hơn hai năm, khởi sự từ năm 1977, như sau:
Năm 1975, khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ dưới hỏa lực của đại pháo và xe tăng Liên-Sô, Minh Đức Hoài Trinh đang tham dự một cuộc hội thảo văn hóa ở ngoại quốc, và đã hết sức xúc động chứng kiến tận mắt cảnh đồng bào đi tìm tự do tràn ngập các bờ biển Đông Nam Á sau những cuộc vượt thoát đầy gian nguy.
Tuy bàng hoàng trước cảnh nước mất nhà tan, Minh Đức Hoài Trinh cũng thấy mình còn là người may mắn đang ở trên mảnh đất tự do, tuy không phải là quê hương mình, và nghĩ ngay đến việc phải làm một cái gì cho đất nước, cho đồng bào còn ở lại Việt Nam.
Ngay sau khi tái định cư tại Pháp, Minh Đức Hoài Trinh đã xuất bản tạp chí Việt ngữ “Hồn Việt Nam” và cộng tác với đài phát thanh Pháp ORTT trong một chương trình Việt ngữ để bắt đầu cất cao tiếng nói của người Việt tị nạn ở nước ngoài.
Nhận được tin tức về các văn nghệ sĩ còn ở lại miền Nam Việt Nam bị đàn áp, bắt bớ, kể cả bị giam cầm trong các trại tù dã man gọi là “học tập, cải tạo”, cùng với cựu quân nhân, công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Minh Đức Hoài Trinh đã gia nhập Văn Bút Pháp để dùng diễn đàn Văn Bút Quốc Tế (P.E.N. International) kêu gọi sự quan tâm của dư luận thế giới đối với những hành động chà đạp nhân quyền tại Việt Nam trong lúc mọi người dường như không còn muốn nghe nói tới cái đất nước nhiễu nhương sau cuộc chiến tranh dài hàng chục năm vừa chấm dứt.
Năm 1977, dù đời sống tị nạn chưa ổn định, Minh Đức Hoài Trinh đã tham dự Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ 42 ở Sydney, Úc Châu, và lên diễn đàn đưa ra những tin tức và bằng chứng về số phận đen tối của văn nghệ sĩ tại miền Nam Việt Nam sau 30.4.1975, trong đó có những hội viên Văn Bút Việt Nam (đã giải thể), để yêu cầu Văn Bút Quốc Tế lên tiếng.
Năm sau, 1978, Minh Đức Hoài Trinh lại một mình tham dự Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ 43 tổ chức ở Stockholm, Thụy Điển, và vận động thành lập Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, một việc mà ai cũng thấy là vô hy vọng vì sự chống đối mạnh mẽ của phe thân cộng. Nhưng khi Đại Hội Đồng bỏ phiếu, kết quả thật đáng ngạc nhiên: 23 phiếu thuận – 23 phiếu chống. Ông Tổng Thư Ký VBQT Alexander Blohk hậu thuẫn cuộc vận động của Minh Đức Hoài Trinh nhưng lại bỏ phiếu trắng vì muốn giữ sự vô tư. Nếu ông bỏ phiếu thuận thì ước vọng của chị đã thành sự thật.
Không nản chí, năm 1979, tại Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế kỳ 44 ở Rio de Janeiro, Brazil, Minh Đức Hoài Trinh lại vận động thành lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VBVNHN) như một Trung tâm của Văn Bút Quốc Tế (VBQT), và đã thành công.
Đây là một biến cố nhiều ý nghĩa trong đời sống của người Việt tị nạn ở hải ngoại: chỉ ba năm sau cái chết của Tự Do tại Việt Nam, người cầm bút Việt Nam ở hải ngoại đã chính thức có tiếng nói tại một diễn đàn quốc tế quan trọng.
Có thể nói “không có Minh Đức Hoài Trinh thì không có Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại”, và không có sự góp mặt, góp tiếng của người Việt lưu vong tại các Đại Hội Văn Bút Quốc Tế hàng năm để bênh vực cho những người cầm bút bị đàn áp tại Việt Nam.
Có vài bài viết không đúng sự thật khi cho rằng Thi sĩ Nguyên Sa và Luật sư Trần Thanh Hiệp đã cùng Minh Đức Hoài Trinh lập ra VBVNHN. Trong những tài liệu liên hệ đến cuộc vận động thành lập VBVNHN qua ba kỳ Đại Hội VBQT năm 1977, 78 và 79 (biên bản, hình ảnh, báo chí) không có ai khác cả, ngoài Minh Đức Hoài Trinh.
Qua một lần nói chuyện với tôi, Minh Đức Hoài Trinh cho biết đã rất vất vả mới kiếm được hai mươi người, số hội viên tối thiểu, để nạp đơn xin thành lập một Trung tâm trong VBQT (có thể trong đó có Trần Thanh Hiệp và Nguyên Sa).
Ba mươi lăm năm đã trôi qua. Một sự ngẫu nhiên, Đại Hội VBVNHN để bầu ban chấp hành nhiệm kỳ 2014- 2017 đã được tổ chức vào ngày 6.12.2014, một tuần trước buổi ra mắt sách “Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút”, cũng tại Orange County, Nam California.
Sự ngẫu nhiên này đáng lẽ phải làm ấm lòng người đã khai sinh ra VBVNHN, trái lại, chắc hẳn đã đem đến cho chị Minh Đức Hoài Trinh nhiều nỗi xót xa. Những cảnh tượng không đẹp mắt, những lời lẽ không thuận tai đã được thấy, được nghe trong ngày “đại hội”, và sự tranh chấp, buộc tội, mạt sát lẫn nhau đang được kéo dài cho đến hôm nay trên các diễn đàn điện tử, trong đó có “Nhịp cầu Văn hữu”. “Nhịp cầu” đã trở thành bãi chiến trường cho các “văn hữu” sát phạt nhau bằng những ngôn từ vi phạm nặng nề Hiến Chương VBQT.
Cuộc sát phạt này sẽ kéo dài đến bao giờ và sẽ đưa VBVNHN đến đâu?
Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn nhìn lại quá khứ với con mắt khách quan của một người bên ngoài sau khi đã ở bên trong khoảng 20 năm (1991- 2011) với hai lần làm chủ tịch ban chấp hành (1996-98 và 2006-08), và đã đứng mũi chịu sào đưa VBVNHN ra khỏi những cơn sóng gió ngặt nghèo.
Như đã nói ở trên, Đại Hội Đồng VBQT kỳ thứ 44 tại Brazil năm 1979 đã biểu quyết chấp nhận VBVNHN là một Trung tâm mới của VBQT với số hội viên tối thiểu, phần lớn sống tại Pháp như Trần Tam Tiệp, Trần Thanh Hiệp, Từ Nguyên Trần Văn Ngô, Nguyễn Văn Hảo, Phạm Ngọc Huyền…, sinh hoạt với nhau trong tinh thần văn hữu, không có điều lệ, nội quy.
Năm 1980, Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh di chuyển sang Hoa Kỳ, VBVNHN được giao lại cho Nhà văn Không quân Trần Tam Tiệp điều hành cũng không có điều lệ, nội quy cho tới năm 1987, ông Trần Thanh Hiệp “tiếp thu” VBVNHN, cũng vẫn chưa có điều lệ nội quy. Tình trạng không điều lệ, nội quy kéo dài cho tới năm 1989, khi ông Trần Thanh Hiệp rút lui, bàn giao VBVNHN cho Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Trong nhiệm kỳ hai năm, ông Nguyễn Ngọc Ngạn đã soạn thảo bản điều lệ đầu tiên cho VBVNHN và được Đại Hội Đồng họp tại Toronto năm 1991 thông qua.
Theo bản điều lệ này, VBVNHN là một trung tâm thành viên của VBQT gồm có 8 đơn vị cũng gọi là “trung tâm” (1 trung tâm ở Âu Châu, 4 ở Hoa Kỳ, 2 ở Canada, và 1 ở Úc).
Cho tới năm 1993, nội bộ VBVNHN khá yêu tĩnh và cũng ít được nghe nói tới trong cộng đồng người Việt hải ngoại. VBVNHN được nói tới nhiều từ năm 1995 do xáo trộn đầu tiên xảy ra tại Đại Hội Đồng kỳ V họp tại Garden Grove khi ông chủ tịch mãn nhiệm Viên Linh lập thêm 4 trung tâm mới không theo thủ tục được quy định trong bản điều lệ. Cuộc khủng hoảng nội bộ này đã kéo dài trong 6 năm (1995-2001).
Cuộc khủng hoảng nội bộ VBVNHN lần thứ hai xảy ra năm 2004, khởi đầu cũng bắt nguồn từ chuyện của một “trung tâm” (được đổi lại là “khu vực”) và không được ông chủ tịch BCH VBVNHN lúc ấy (Phạm Quang Trình) giải quyết hợp lý đưa đến tình trạng hỗn loạn kéo dài tới năm 2008.
Cuộc xáo trộn đang diễn ra hiện nay cũng bắt nguồn từ vài “trung tâm” (nay được gọi là “vùng”) khi có những cáo buộc nhận thêm hội viên bất hợp lệ để kiếm phiếu trong cuộc bầu cử chủ tịch BCH VBVNHN.
Đã có những khiếu nại, thỉnh nguyện được gửi tới VBQT. Chưa biết VBQT sẽ giải quyết ra sao, nhưng dựa theo hiến chương và điều lệ của VBQT cũng như kinh nghiệm qua hai lần khủng hoảng nội bộ VBVNHN trước đây, VBQT sẽ không trực tiếp can thiệp vào những tranh chấp nội bộ của một trung tâm thành viên để “xử kiện”, trừ khi hai bên đương sự cùng thỏa thuận đồng ý hay đa số hội viên yêu cầu VBQT đóng vai trò điều giải chuyện nội bộ của trung tâm mình.
Do đâu và vì sao từ năm 1995 VBVNHN liên tiếp xảy ra những xáo trộn nội bộ và làm cách nào để ổn định sinh hoạt của VBVNHN?
Hai câu hỏi này thực ra chỉ là một, vì một vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi nguồn gốc của nó được nhận diện.
Có hai nguồn gốc đã kết hợp với nhau để đưa tới những xáo trộn nội bộ của VBVNHN.
Cấu trúc trong bản điều lệ không hợp lý.- Thật vậy, việc tạo ra “các trung tâm trong một trung tâm” với quyền tự trị là khuyết điểm nặng nhất trong bản điều lệ của VBVNHN. Trước nhất, nó không cần thiết và không phù hợp với sinh hoạt cũng như mục tiêu của Văn Bút. Văn Bút không phải là một hội đoàn sinh hoạt trong cộng đồng cần có mặt cùng khắp. Mục tiêu của Văn Bút là tạo ra một diễn đàn quốc tế có tiếng nói mạnh để phát huy quyền tự do phát biểu và bảo vệ người cầm bút chống lại những áp bức tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. VBVNHN là trung tâm duy nhất trong VBQT có cấu trúc “các trung tâm trong một trung tâm” mà VBQT đã nhiều lần khuyến cáo nên tu chính bản điều lệ để loại bỏ điều khoản này.
Yếu tố nhân sự không thích ứng trong sinh hoạt dân chủ.- Một số hội viên VBVNHN, dù là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, bác sĩ, luật sư, giáo sư... cũng không tôn trọng những nguyên tắc căn bản trong sinh hoạt dân chủ, nặng đầu óc làng xã, ham thích hư danh, cố chấp. Chính những người này đã khai thác cái cấu trúc “các trung tâm trong một trung tâm” để gây ra hai cuộc khủng hoảng nội bộ trong quá khứ và cuộc khủng hoảng hiện nay. Bất đồng ý kiến là yếu tính trong mọi sinh hoạt dân chủ, nhưng thay vì tranh luận nghiêm túc để tìm ra chân lý và tôn trọng ý kiến của đa số, những người này đã coi ai không đồng ý với họ là kẻ thù cần phải bị loại trừ và mạt sát bằng những thậm từ thấp kém không nên có trong giới cầm bút. Có thể nói nhiều hội viên VBVNHN chưa bao giờ đọc bản Hiến Chương VBQT, hay có đọc nhưng không hiểu, trong khi vẫn nhân danh VB để phỉ báng nhau.
Có người đã hỏi tôi: “Vậy thì còn thuốc gì chữa được căn bệnh nan y của VBVNHN hay không?” Tôi trả lời, không lưỡng lự: “Thuốc ấy nằm trong tay của chính những người trong cuộc.”
Thật vậy, những bài học trong quá khứ đã chứng minh điều đó.
Năm 1995, tôi đã ra ứng cử chủ tịch BCH VBVNHN do sự thúc đẩy của nhiều hội viên và cũng do tôi có một chương trình để làm cho VB: xuất bản một tập san văn học song ngữ Anh Việt định kỳ, lập một giải thưởng văn học giá trị để khuyến khích sáng tác, đem tiếng nói của người Việt tự do tới diễn đàn Đại hội VBQT hàng năm chứ không phải chỉ tham dự cho có. Rút cuộc, nhiệm kỳ hai năm của tôi chỉ là để chống đỡ những đánh phá mà thủ phạm chính là những người cầm bút đã thành danh, có học vị, có tên tuổi trong cộng đồng. Sự đánh phá này đã đưa đến hậu quả tai hại là VBVNHN bị Đại Hội Đồng VBQT họp tại Edinburgh ngày 11.8.1997 đặt vào tình trạng tạm đình chỉ hoạt động (dormant) kéo dài tới năm 2001 mới được phục hồi bởi Đại Hội Tái Lập diễn ra tại Virginia vào cuối tháng 3.2001 do sự đồng tâm của đa số hội viên VBVNHN với sự tham dự của đại diện VBQT.
Năm 2006, trước cảnh hỗn loạn bế tắc của VBVNHN lần thứ hai, nhiều hội viên lại thúc dục tôi “ra” để cứu vãn tình thế tuyệt vọng. Không thể khoanh tay ngồi nhìn, tôi lại phải “ra” lần nữa. Trong tình trạng nát bét, với sự đồng ý của các bên liên hệ, VBQT đã trực tiếp đứng ra tổ chức một cuộc bầu cử bằng thư để tất cả hội viên bỏ phiếu (mỗi người một phiếu chứ không phải qua đại diện của các “trung tâm” như quy định của điều lệ VBVNHN). Tôi đã thắng cử dễ dàng, nhưng hai người thất cử (Trang Châu và Nguyễn Bửu Thoại) tiếp tục khiếu nại, và những kẻ phá hoại khác không ngừng gửi những bức thư với nội dung tạo hỗn loạn tới VBQT. Hậu quả là VBQT đã bị đầu độc, cho rằng VBVNHN bị phân hóa trầm trọng và cảnh cáo sẽ đưa vấn đề ra trước Đại Hội Đồng VBQT tại Colombia vào cuối năm 2008 mà VBVNHN có thể bị trục xuất. Những hội viên có lòng với VB đều chán nản buông xuôi.
Đầu năm 2008, tôi nhận được thư mời tham dự cuộc hội thảo Nhà văn vì Hòa Bình (Writers for Peace) do VBQT tổ chức vào tháng 3.2008 tại Bled, Slovenia, với hai chủ đề quan trọng “Ý thức Âu Châu là gì?” (What is European Consciousness) và “Đạo tắc trong lịch sử là nguồn gốc của Hòa bình” (An ethical attitude to History as a source of Peace). Tôi có ý định tham dự để đọc một bài tham luận tại cuộc hội thảo và nhân cơ hội này sẽ trực tiếp thảo luận với ông tổng thư ký VBQT để tìm giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng nội bộ VBVNHN. Tôi cần có người cùng đi để phụ giúp trong công tác khó khăn này. Không có ai muốn đi, từ các thành viên trong BCH tới các Vùng. Cuối cùng, Nhà thơ Nguyễn Đăng Tuấn, chủ tịch Vùng Đông Nam HK, ở Florida, bằng lòng tháp tùng, và chúng tôi đã hoàn thành cả hai sứ mạng.
Cuối năm 2008, sinh hoạt VBVNHN trở lại bình thường sau khi Nguyễn Đăng Tuấn đắc cử chủ tịch BCH trong một cuộc bầu cử với sự chứng kiến của quan sát viên VBQT. Nhưng không bao lâu sau, BCH lại có vấn đề khi có sự bất đồng ý kiến giữa chủ tịch và các thành viên khác trong BCH đã đưa đến lủng củng và lạm quyền của vài thành viên BCH. Với tư cách cố vấn BCH, tôi cũng bị tấn công vì đã không về hùa với những vi phạm điều lệ, nội quy.
Năm 2011, Nguyễn Đăng Tuấn mãn nhiệm kỳ, không ra tái ứng cử và đưa đề nghị dời Đại Hội VBVNHN từ San Jose về Florida với chương trình tái cấu trúc VBVNHN, bỏ hệ thống “các trung tâm trong một trung tâm” theo khuyến cáo của VBQT, với hy vọng chấm dứt những xáo trộn như đã xảy ra trong quá khứ. Tôi lên tiếng hậu thuẫn đề nghị này, nhưng nhiều người không đồng ý. Đại Hội VBVNHN ở San Jose vẫn tiến hành, chủ tịch Nguyễn Đăng Tuấn không tham dự nhưng đã có thái độ đáng ca ngợi là không làm bất cứ điều gì để tạo hỗn loạn một lần nữa cho VBVNHN, như cứ tổ chức một đại hội khác với những người chủ trương cải tổ VBVNHN, loại bỏ cấu trúc “các trung tâm trong một trung tâm”, và tạo ra “hai Văn Bút”, hay không nhìn nhận “đại hội San Jose” với lý do đại hội bất hợp lệ vì chủ tịch BCH không tham dự. Nguyễn Đăng Tuấn cũng rất “kẻ cả”, đã giữ im lặng, không lên tiếng trước tất cả những lăng mạ, buộc tội bất công của “văn hữu”.
Phần tôi, sau khi đã bỏ ra bao nhiêu thời gian và tâm trí trong suốt hơn mười năm để “chữa cháy” cho VBVNHN, cũng bị chụp mũ, ném bùn và buộc tội âm mưu “triệt vùng”.
Vì vậy, cùng với nhiều hội viên nòng cốt của VBVNHN, tôi đã ra khỏi hội từ năm 2011, và không ngạc nhiên trước những gì đang diễn ra hiện nay, khi mà các “vùng” đã trở thành những “sứ quân” chia bè kết phái tận tình đánh phá, phỉ báng nhau, trong lúc vắng bóng và im tiếng trước các diễn đàn VBQT.
Trước thực trạng não nề ấy, nhiều hội viên còn lòng tự trọng đã ra khỏi Văn Bút. Tôi tự thấy có trách nhiệm phải viết ra sự thật, sự thật mà những hội viên chân chính cần biết, sự thật mà những kẻ đang phá hoại muốn che đậy và công luận muốn được làm sáng tỏ.
Tôi chấp nhận lại bị ném bùn một lần nữa và xin chia sẻ nỗi xót xa với chị Minh Đức Hoài Trinh trước những gì đang diễn ra trong VBVNHN, tổ chức mà chị đã tạo ra với bao nhiêu viễn kiến và tình cảm cao đẹp trong tim trong óc 35 năm về trước.
VBVNHN có thể qua khỏi cơn sóng gió hiện nay để tồn tại hay không là do những người trong cuộc có thực sự muốn duy trì sự hiện diện của người Việt quốc Gia trên diễn đàn quốc tế duy nhất còn lại, như lời họ nói hay không.
Virginia, 20 Tháng 12, 2014
Sơn Tùng.
_____________________________________________
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời
Đỗ Dzũng/Người Việt - June 10, 2017
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh thời gian ở Paris. (Hình: minhduchoaitrinh.wordpress.com)
HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời lúc 2 giờ 19 phút chiều Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, tại bệnh viện Huntington Valley Healthcare Center, Huntington Beach, hưởng thọ 87 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà, xác nhận với nhật báo Người Việt.
Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử, là một trong những văn sĩ nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam, đặc biệt với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình,” đều do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.
Ngoài ra, bà cũng là tác giả của bài thơ “Ai Trở Về Xứ Việt,” sau này được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc, và trở thành một trong những nhạc phẩm tiêu biểu của người tị nạn Việt Nam hải ngoại.
Nhà văn Nguyễn Quang cho biết, bà sinh ngày 15 Tháng Mười, 1930 tại Huế, sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại Orange County, California, từ năm 1980.
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh cắt bánh sinh nhật lần thứ 85. Người đeo nơ đứng phía sau cầm tay cho bà cắt bánh là nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà. (Hình: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ)
Bà là con quan Tổng Đốc Võ Chuẩn, ông nội bà là Võ Liêm, Thượng Thư Bộ Lễ của triều đình.
Năm 1945, bà tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó biết sự lợi dụng của phong trào, bà bỏ về Huế tiếp tục học.
Năm 1964, bà đi du học tại Pháp về ngành báo chí và Hán văn tại trường ngôn ngữ Á Đông La Sorbonne, Paris.
Năm 1967, bà ra trường và làm phóng viên cho đài truyền hình Pháp ORTF, đi làm phóng sự nhiều nơi sôi động nhất như Algeria và Việt Nam.
Năm 1972, bà được cử theo dõi và tường thuật Hòa Đàm Paris.
Năm 1973, bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến Do Thái, một thời gian sau bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, từ năm 1974 đến năm 1975.
Sau biến cố 1975, bà trở lại Paris cho xuất bản tạp chí “Hồn Việt Nam” và trở lại cộng tác với đài ORTF, qua chương trình Việt Ngữ để tranh đấu cho những nhà cầm bút, những văn nghệ sĩ Việt Nam bị cộng sản cầm tù.
Bà đứng ra thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và vận động để được công nhận tư cách hội viên Hội Văn Bút Quốc Tế tại Rio de Janeiro, Brazil, vào năm 1979.
Bà đã dùng ngòi bút và khả năng của mình thường xuyên tranh đấu cho các văn nghệ sĩ bị cộng sản giam cầm phải được trả tự do.
Ngoài những bài báo, bà còn sáng tác hơn 25 tác phẩm giá trị, trong đó có truyện ngắn, thơ…
Nhà văn Nguyễn Quang đã thực hiện một tập sách rất công phu khá đầy đủ những tài liệu, bài vở và hình ảnh với tiêu đề: “Văn Nghiệp và Cuộc Đời Minh Đức Hoài Trinh.”
Có đoạn nhà văn viết: “Sau khi đọc quyển sách này người ta tự hỏi làm sao Minh Đức Hoài Trinh một con người nhỏ bé lại có thể hoàn thành trên nhiều lãnh vực trong thời gian đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Bà đã đi trên khắp năm lục địa, vào những vùng chiến tranh lửa đạn. Những đóng góp của bà với một cuốn sách nhỏ nầy chắc chắn không diễn tả hết được những gì bà đã làm cho quê hương cho nền văn học Việt Nam.”
Các tác phẩm của bà gồm có Lang Thang (1960), Thư Sinh (1962), Bơ Vơ (1964), Hắn (1964), Mơ (1964), Thiên Nga (1965), Hai Gốc Cây (1966), Sám Hối (1967), Tử Địa (1973), Trà Thất (1974), Bài Thơ Cho Ai (1974), Dòng Mưa Trích Lịch (Thanh Long Bruxelles, 1976), Bài Thơ Cho Quê Hương (Nguyễn Quang Paris 1976), This Side The Other Side (Occidental Press USA 1980), Bên Ni Bên Tê (truyện dài, Nguyễn Quang USA, 1985), Niệm Thư 1 (tái bản 1987), Biển Nghiệp (Nguyễn Quang USA, 1990).
Về bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” rất nổi tiếng của bà, nhà văn Phạm Xuân Đài cho biết: “Đây là bài thơ bà sáng tác khoảng cuối thập niên 1950 hoặc đầu thập niên 1960, lúc đó lấy tên là Hoài Trinh, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cùng tên.”
“Còn một bài thơ nữa của bà, cũng rất nổi tiếng, và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cùng tên, đó là bài ‘Đừng Bỏ Em Một Mình,’” nhà văn cho biết thêm.
Theo nhà báo Đinh Quang Anh Thái, phụ tá chủ nhiệm nhật báo Người Việt, một trong những bài thơ nổi tiếng khác của bà là “Ai Trở Về Xứ Việt” (1962). Sau năm 1975, bài thơ được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc cùng tên.
Trên trang web dutule.com của nhà thơ Du Tử Lê cũng có lưu lại bài này, và cho biết bà sáng tác tại Paris năm 1962.
Nói về hoạt động và con người của bà, nhà văn Việt Hải có lần viết: “Trên cao tất cả, tôi quý nhà văn Minh Đức Hoài Trinh vì bà trung thành với đất nước Việt Nam Cộng Hòa, bà chống Cộng Sản, bà chống bạo lực và ác tính đè nặng lên vai người dân, bà bôn ba vận động can thiệp trả tự do cho giới văn học báo chí, những nạn nhân của những trại tù Cộng Sản. Bà xin lại tư cách Văn Bút Hội Viên Việt Nam tại diễn đàn Văn Bút Quốc Tế. Trong vai trò phóng viên chiến trường bước chân Minh Đức Hoài Trinh đi qua các địa danh thân yêu từ Sài Gòn ra miền Trung, qua các vùng thân quen của xứ sở như những Qui Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên, Quảng Trị,…”
Nhà văn Nguyễn Quang cho biết đang làm việc với nhà quàn Peek Family, Westminster, để lo việc mai táng cho nữ sĩ.
http://www.nguoi-viet.com/little…/nu-si-minh-duc-hoai-trinh/
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
Dù vậy, ba diễn giả hay ba nhà giáo kiêm nhà văn Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Thời và Đào Đức Nhận trong ý tưởng xa gần nêu lên ý tưởng vinh danh tri ân bà, một kẻ sĩ uy vũ bất năng khuất, Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút...
Theo tờ Viễn Đông, ký giả Thanh Phong viết:
"Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục và Thanh Niên VNCH, Chủ Tịch Lê Văn Duyệt Foundation, Chủ Tịch Phong Trào Đoàn Kết VNCH, Cố Vấn Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ phát biểu, chúc mừng nhà văn Minh Đức Hoài Trinh.
Giáo sư Liêm nói, “Đặc biệt hôm nay tôi xin chúc mừng một nhà văn hóa, một thi nhân rất nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hòa, Minh Đức Hoài Trinh. Chúng tôi cũng kính mừng sự ra mắt sách "Minh Đức Hoài Trinh – Chính Khí Của Người Cầm Bút" và cầu chúc buổi lễ thành công tốt đẹp.” GS. Nguyễn Thanh Liêm cho biết, trước năm 1975 ông chưa được hân hạnh quen biết hay gặp gỡ nhà văn Minh Đức Hoài Tinh nhưng ông đã được nghe đến phương danh của bà và trước 1975 đã bao nhiêu người nhất là giới văn nghệ sĩ đã từng kính nể, ngưỡng mộ những bài thơ cũng như những phóng sự của bà và mãi gần đây giáo sư mới được diện kiến người nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh với người tình trăm năm Nguyễn Quang Huy mà giáo sư vô cùng kính mến. Ngoài những bài thơ được phổ nhạc, bà đã thành công rực rỡ với Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Sự nghiệp văn chương của bà là một thành tựu đáng lưu danh thiên cổ không thua gì các nữ lưu Đoàn Thị Điểm hay bà Huyện Thanh Quan mà giáo sư không thể nào diễn tả hết được."
Còn trên tờ Việt Báo, ký giả Bình Sa, tức nhà thơ Thanh Huy ghi nhận:
"Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa, Cố vấn văn hóa của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự tham dự của tất cả quý vị quan khách cùng tất cả mọi người, sau đó ông cho biết qua về ý nghĩa buổi ra mắt sách, ông tiếp: “Đặc biệt hôm nay tôi xin chúc mừng một nhà văn hóa, một thi nhân rất nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hòa đó là Bà Minh Đức Hoài trinh, chúng tôi cũng kính mừng sự ra mắt sách “Minh Đức Hoài Trinh Chính Khí Của Người Cầm Bút”, cầu chúc buổi ra mắt. Giáo sư Nguyễn Hữu Thời nói về tiểu sử của nhà văn Minh Đức Hoài Trinh và Giáo sư Đào Đức Nhuận trình bày về nội dung tập sách "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút"."
Như bài viết của Sơn Tùng, tổ chức Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại hậu Minh Đức Hoài Trinh đã rơi vào thảm cảnh buồn bã, bao lần nội bộ tranh chấp, va chạm nội tình, dĩ nhiên "Người mẹ của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại" đau lòng, đau buồn khôn xiết. Những việc làm tắc trách, ô uế, bỉ ổi, tàn nhẫn như thơ của Tố Như tiên sinh "những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Gần đây người ta nỡ dùng sự kiện hối suất tiền tệ thay đổi nên hội viên bên Canada nộp tiền thiếu để nỡ loại bỏ nhau, sao người ta không rộng lượng thông báo chờ hội viên nộp đủ để cuộc bầu cử được trong sáng, được công minh. Những chiêu thức thiên về ý niệm machiavellianism, putinism hay bokassaism không nên khai thác, vì nó chỉ là bãi nước bọt thị phi trên danh dự của người cầm bút chân chính mà thôi.
Mời xem bài viết của ngót bút KQ Pilot Phan Đình Minh Dallas và Sơn Tùng từ Virginia.
“Ai về xứ Việt” - Minh Đức Hoài Trinh.
Sau những ngày đau buồn tháng Tư Đen 1975, tôi nhớ Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris xuất bản 14 ca khúc trong tập Tình Ca có bài “Ai về xứ Việt”. Bài hát do” Phan Văn Hưng phổ thơ Minh Đức Hoài Trinh, và xem trên youtube link người nhạc sĩ đàn hát.
Thơ Minh Đức Hoài Trinh chuyên chở tâm sự u buồn của những người Việt ly hương, những người ra đi mạo hiểm nơi biển cả, đã phải đau đớn thử thách với đại dương bỏ lại một đất nước đen tối, bỏ lại gia đình, tài sản, bỏ lại bạn bè trong những gulag lao động khổ sai dưới mỹ từ "trại học tập", những trại tù dày đọa tù nhân đúng nghĩa, những địa ngục trần gia của nhân loại mấy ai không xúc động khi đọc lời thơ Minh Đức Hoài Trinh, hay qua nhạc Phan Văn Hưng.
“… Ai trở về xứ Việt
Nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết
Dài lắm không, đằng đẳng mấy mùa Thu
Ai đi về xứ Việt
Thăm dùm ta người ấy ở trong tù
Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc
Thay dùm ai màu trời ngục âm u
Các bạn ta ơi, bao giờ được thả
Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
Được lắng nghe tiếng chim cười
Đến bao giờ, đến bao giờ?…”
Với nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, sự vĩ đại không nằm trong tài sản, quyền lực, danh vọng hay tiếng tăm. Nhưng nó được tìm thấy trong lòng tốt, sự nhún nhường, sự phụng sự và phẩm chất.
Trong tập sách vinh danh nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, là một cựu quân nhân và hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, một tổ chức được bà sáng lập và cưu mang, tôi gửi đôi dòng này cảm ơn và kính chúc bà cùng gia quyến, khang an, hạnh phúc.
Phan Ðình Minh
Văn Bút Nam Hoa Kỳ
------------------------------------------------------------------------
Minh Đức Hoài Trinh
Sơn Tùng
Dù đã hẹn với anh chị Nguyễn Quang – Minh Đức Hoài Trinh từ mấy tháng trước, giờ chót, vì một lý do ngoài ý muốn, tôi đã không thể sang Orange County, Nam California, để dự một buổi sinh hoạt đặc biệt vào ngày Chủ Nhật 14.12.2014.
Buổi sinh hoạt này đã được chuẩn bị cả năm trước bởi những người qúy mến chị Minh Đức Hoài Trinh với mục đích vinh danh một người cầm bút sau hơn sáu mươi năm đóng góp tim óc cho văn học, văn hóa Việt Nam, ở trong nước và ở hải ngoại. Dự thảo chương trình đã được thay đổi mấy lần. Cuối cùng, do sự khiêm tốn của chị và anh Nguyễn Quang, hai chữ “vinh danh” đã không được dùng và chỉ được gọi là một buổi “ra mắt sách”. Không phải sách của chị mà là sách do nhiều người viết về chị: “Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút”.
Một sự vinh danh rất đẹp. Quả thật, cái làm Minh Đức Hoài Trinh khác với nhiều nhà văn cùng thời, nhất là nhà văn nữ, là sự dấn thân. Dấn thân cho đời, cho chính nghĩa, và cho lý tưởng. Chị là người cầm bút với một sứ mạng. Tận tụy với một sứ mạng, dù khi viết văn, làm thơ, hay làm báo. Chị không ngồi trong tháp ngà để viết, và cũng không đứng bên lề của những biến động lịch sử Việt Nam diễn ra trong suốt những năm dài chị cầm bút.
Cuốn sách với các bài viết của nhiều tác giả đã nêu bật “chính khí” của Minh Đức Hoài Trinh, trong đó tôi có đóng góp một bài, và đã nhấn mạnh tới vụ dấn thân điển hình nhất của chị: đưa người cầm bút của Miền Nam VN Tự Do trở lại với Văn Bút Quốc Tế sau một cuộc vận động đơn độc và kiên trì kéo dài hơn hai năm, khởi sự từ năm 1977, như sau:
Năm 1975, khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ dưới hỏa lực của đại pháo và xe tăng Liên-Sô, Minh Đức Hoài Trinh đang tham dự một cuộc hội thảo văn hóa ở ngoại quốc, và đã hết sức xúc động chứng kiến tận mắt cảnh đồng bào đi tìm tự do tràn ngập các bờ biển Đông Nam Á sau những cuộc vượt thoát đầy gian nguy.
Tuy bàng hoàng trước cảnh nước mất nhà tan, Minh Đức Hoài Trinh cũng thấy mình còn là người may mắn đang ở trên mảnh đất tự do, tuy không phải là quê hương mình, và nghĩ ngay đến việc phải làm một cái gì cho đất nước, cho đồng bào còn ở lại Việt Nam.
Ngay sau khi tái định cư tại Pháp, Minh Đức Hoài Trinh đã xuất bản tạp chí Việt ngữ “Hồn Việt Nam” và cộng tác với đài phát thanh Pháp ORTT trong một chương trình Việt ngữ để bắt đầu cất cao tiếng nói của người Việt tị nạn ở nước ngoài.
Nhận được tin tức về các văn nghệ sĩ còn ở lại miền Nam Việt Nam bị đàn áp, bắt bớ, kể cả bị giam cầm trong các trại tù dã man gọi là “học tập, cải tạo”, cùng với cựu quân nhân, công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Minh Đức Hoài Trinh đã gia nhập Văn Bút Pháp để dùng diễn đàn Văn Bút Quốc Tế (P.E.N. International) kêu gọi sự quan tâm của dư luận thế giới đối với những hành động chà đạp nhân quyền tại Việt Nam trong lúc mọi người dường như không còn muốn nghe nói tới cái đất nước nhiễu nhương sau cuộc chiến tranh dài hàng chục năm vừa chấm dứt.
Năm 1977, dù đời sống tị nạn chưa ổn định, Minh Đức Hoài Trinh đã tham dự Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ 42 ở Sydney, Úc Châu, và lên diễn đàn đưa ra những tin tức và bằng chứng về số phận đen tối của văn nghệ sĩ tại miền Nam Việt Nam sau 30.4.1975, trong đó có những hội viên Văn Bút Việt Nam (đã giải thể), để yêu cầu Văn Bút Quốc Tế lên tiếng.
Năm sau, 1978, Minh Đức Hoài Trinh lại một mình tham dự Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ 43 tổ chức ở Stockholm, Thụy Điển, và vận động thành lập Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, một việc mà ai cũng thấy là vô hy vọng vì sự chống đối mạnh mẽ của phe thân cộng. Nhưng khi Đại Hội Đồng bỏ phiếu, kết quả thật đáng ngạc nhiên: 23 phiếu thuận – 23 phiếu chống. Ông Tổng Thư Ký VBQT Alexander Blohk hậu thuẫn cuộc vận động của Minh Đức Hoài Trinh nhưng lại bỏ phiếu trắng vì muốn giữ sự vô tư. Nếu ông bỏ phiếu thuận thì ước vọng của chị đã thành sự thật.
Không nản chí, năm 1979, tại Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế kỳ 44 ở Rio de Janeiro, Brazil, Minh Đức Hoài Trinh lại vận động thành lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VBVNHN) như một Trung tâm của Văn Bút Quốc Tế (VBQT), và đã thành công.
Đây là một biến cố nhiều ý nghĩa trong đời sống của người Việt tị nạn ở hải ngoại: chỉ ba năm sau cái chết của Tự Do tại Việt Nam, người cầm bút Việt Nam ở hải ngoại đã chính thức có tiếng nói tại một diễn đàn quốc tế quan trọng.
Có thể nói “không có Minh Đức Hoài Trinh thì không có Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại”, và không có sự góp mặt, góp tiếng của người Việt lưu vong tại các Đại Hội Văn Bút Quốc Tế hàng năm để bênh vực cho những người cầm bút bị đàn áp tại Việt Nam.
Có vài bài viết không đúng sự thật khi cho rằng Thi sĩ Nguyên Sa và Luật sư Trần Thanh Hiệp đã cùng Minh Đức Hoài Trinh lập ra VBVNHN. Trong những tài liệu liên hệ đến cuộc vận động thành lập VBVNHN qua ba kỳ Đại Hội VBQT năm 1977, 78 và 79 (biên bản, hình ảnh, báo chí) không có ai khác cả, ngoài Minh Đức Hoài Trinh.
Qua một lần nói chuyện với tôi, Minh Đức Hoài Trinh cho biết đã rất vất vả mới kiếm được hai mươi người, số hội viên tối thiểu, để nạp đơn xin thành lập một Trung tâm trong VBQT (có thể trong đó có Trần Thanh Hiệp và Nguyên Sa).
Ba mươi lăm năm đã trôi qua. Một sự ngẫu nhiên, Đại Hội VBVNHN để bầu ban chấp hành nhiệm kỳ 2014- 2017 đã được tổ chức vào ngày 6.12.2014, một tuần trước buổi ra mắt sách “Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút”, cũng tại Orange County, Nam California.
Sự ngẫu nhiên này đáng lẽ phải làm ấm lòng người đã khai sinh ra VBVNHN, trái lại, chắc hẳn đã đem đến cho chị Minh Đức Hoài Trinh nhiều nỗi xót xa. Những cảnh tượng không đẹp mắt, những lời lẽ không thuận tai đã được thấy, được nghe trong ngày “đại hội”, và sự tranh chấp, buộc tội, mạt sát lẫn nhau đang được kéo dài cho đến hôm nay trên các diễn đàn điện tử, trong đó có “Nhịp cầu Văn hữu”. “Nhịp cầu” đã trở thành bãi chiến trường cho các “văn hữu” sát phạt nhau bằng những ngôn từ vi phạm nặng nề Hiến Chương VBQT.
Cuộc sát phạt này sẽ kéo dài đến bao giờ và sẽ đưa VBVNHN đến đâu?
Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn nhìn lại quá khứ với con mắt khách quan của một người bên ngoài sau khi đã ở bên trong khoảng 20 năm (1991- 2011) với hai lần làm chủ tịch ban chấp hành (1996-98 và 2006-08), và đã đứng mũi chịu sào đưa VBVNHN ra khỏi những cơn sóng gió ngặt nghèo.
Như đã nói ở trên, Đại Hội Đồng VBQT kỳ thứ 44 tại Brazil năm 1979 đã biểu quyết chấp nhận VBVNHN là một Trung tâm mới của VBQT với số hội viên tối thiểu, phần lớn sống tại Pháp như Trần Tam Tiệp, Trần Thanh Hiệp, Từ Nguyên Trần Văn Ngô, Nguyễn Văn Hảo, Phạm Ngọc Huyền…, sinh hoạt với nhau trong tinh thần văn hữu, không có điều lệ, nội quy.
Năm 1980, Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh di chuyển sang Hoa Kỳ, VBVNHN được giao lại cho Nhà văn Không quân Trần Tam Tiệp điều hành cũng không có điều lệ, nội quy cho tới năm 1987, ông Trần Thanh Hiệp “tiếp thu” VBVNHN, cũng vẫn chưa có điều lệ nội quy. Tình trạng không điều lệ, nội quy kéo dài cho tới năm 1989, khi ông Trần Thanh Hiệp rút lui, bàn giao VBVNHN cho Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Trong nhiệm kỳ hai năm, ông Nguyễn Ngọc Ngạn đã soạn thảo bản điều lệ đầu tiên cho VBVNHN và được Đại Hội Đồng họp tại Toronto năm 1991 thông qua.
Theo bản điều lệ này, VBVNHN là một trung tâm thành viên của VBQT gồm có 8 đơn vị cũng gọi là “trung tâm” (1 trung tâm ở Âu Châu, 4 ở Hoa Kỳ, 2 ở Canada, và 1 ở Úc).
Cho tới năm 1993, nội bộ VBVNHN khá yêu tĩnh và cũng ít được nghe nói tới trong cộng đồng người Việt hải ngoại. VBVNHN được nói tới nhiều từ năm 1995 do xáo trộn đầu tiên xảy ra tại Đại Hội Đồng kỳ V họp tại Garden Grove khi ông chủ tịch mãn nhiệm Viên Linh lập thêm 4 trung tâm mới không theo thủ tục được quy định trong bản điều lệ. Cuộc khủng hoảng nội bộ này đã kéo dài trong 6 năm (1995-2001).
Cuộc khủng hoảng nội bộ VBVNHN lần thứ hai xảy ra năm 2004, khởi đầu cũng bắt nguồn từ chuyện của một “trung tâm” (được đổi lại là “khu vực”) và không được ông chủ tịch BCH VBVNHN lúc ấy (Phạm Quang Trình) giải quyết hợp lý đưa đến tình trạng hỗn loạn kéo dài tới năm 2008.
Cuộc xáo trộn đang diễn ra hiện nay cũng bắt nguồn từ vài “trung tâm” (nay được gọi là “vùng”) khi có những cáo buộc nhận thêm hội viên bất hợp lệ để kiếm phiếu trong cuộc bầu cử chủ tịch BCH VBVNHN.
Đã có những khiếu nại, thỉnh nguyện được gửi tới VBQT. Chưa biết VBQT sẽ giải quyết ra sao, nhưng dựa theo hiến chương và điều lệ của VBQT cũng như kinh nghiệm qua hai lần khủng hoảng nội bộ VBVNHN trước đây, VBQT sẽ không trực tiếp can thiệp vào những tranh chấp nội bộ của một trung tâm thành viên để “xử kiện”, trừ khi hai bên đương sự cùng thỏa thuận đồng ý hay đa số hội viên yêu cầu VBQT đóng vai trò điều giải chuyện nội bộ của trung tâm mình.
Do đâu và vì sao từ năm 1995 VBVNHN liên tiếp xảy ra những xáo trộn nội bộ và làm cách nào để ổn định sinh hoạt của VBVNHN?
Hai câu hỏi này thực ra chỉ là một, vì một vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi nguồn gốc của nó được nhận diện.
Có hai nguồn gốc đã kết hợp với nhau để đưa tới những xáo trộn nội bộ của VBVNHN.
Cấu trúc trong bản điều lệ không hợp lý.- Thật vậy, việc tạo ra “các trung tâm trong một trung tâm” với quyền tự trị là khuyết điểm nặng nhất trong bản điều lệ của VBVNHN. Trước nhất, nó không cần thiết và không phù hợp với sinh hoạt cũng như mục tiêu của Văn Bút. Văn Bút không phải là một hội đoàn sinh hoạt trong cộng đồng cần có mặt cùng khắp. Mục tiêu của Văn Bút là tạo ra một diễn đàn quốc tế có tiếng nói mạnh để phát huy quyền tự do phát biểu và bảo vệ người cầm bút chống lại những áp bức tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. VBVNHN là trung tâm duy nhất trong VBQT có cấu trúc “các trung tâm trong một trung tâm” mà VBQT đã nhiều lần khuyến cáo nên tu chính bản điều lệ để loại bỏ điều khoản này.
Yếu tố nhân sự không thích ứng trong sinh hoạt dân chủ.- Một số hội viên VBVNHN, dù là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, bác sĩ, luật sư, giáo sư... cũng không tôn trọng những nguyên tắc căn bản trong sinh hoạt dân chủ, nặng đầu óc làng xã, ham thích hư danh, cố chấp. Chính những người này đã khai thác cái cấu trúc “các trung tâm trong một trung tâm” để gây ra hai cuộc khủng hoảng nội bộ trong quá khứ và cuộc khủng hoảng hiện nay. Bất đồng ý kiến là yếu tính trong mọi sinh hoạt dân chủ, nhưng thay vì tranh luận nghiêm túc để tìm ra chân lý và tôn trọng ý kiến của đa số, những người này đã coi ai không đồng ý với họ là kẻ thù cần phải bị loại trừ và mạt sát bằng những thậm từ thấp kém không nên có trong giới cầm bút. Có thể nói nhiều hội viên VBVNHN chưa bao giờ đọc bản Hiến Chương VBQT, hay có đọc nhưng không hiểu, trong khi vẫn nhân danh VB để phỉ báng nhau.
Có người đã hỏi tôi: “Vậy thì còn thuốc gì chữa được căn bệnh nan y của VBVNHN hay không?” Tôi trả lời, không lưỡng lự: “Thuốc ấy nằm trong tay của chính những người trong cuộc.”
Thật vậy, những bài học trong quá khứ đã chứng minh điều đó.
Năm 1995, tôi đã ra ứng cử chủ tịch BCH VBVNHN do sự thúc đẩy của nhiều hội viên và cũng do tôi có một chương trình để làm cho VB: xuất bản một tập san văn học song ngữ Anh Việt định kỳ, lập một giải thưởng văn học giá trị để khuyến khích sáng tác, đem tiếng nói của người Việt tự do tới diễn đàn Đại hội VBQT hàng năm chứ không phải chỉ tham dự cho có. Rút cuộc, nhiệm kỳ hai năm của tôi chỉ là để chống đỡ những đánh phá mà thủ phạm chính là những người cầm bút đã thành danh, có học vị, có tên tuổi trong cộng đồng. Sự đánh phá này đã đưa đến hậu quả tai hại là VBVNHN bị Đại Hội Đồng VBQT họp tại Edinburgh ngày 11.8.1997 đặt vào tình trạng tạm đình chỉ hoạt động (dormant) kéo dài tới năm 2001 mới được phục hồi bởi Đại Hội Tái Lập diễn ra tại Virginia vào cuối tháng 3.2001 do sự đồng tâm của đa số hội viên VBVNHN với sự tham dự của đại diện VBQT.
Năm 2006, trước cảnh hỗn loạn bế tắc của VBVNHN lần thứ hai, nhiều hội viên lại thúc dục tôi “ra” để cứu vãn tình thế tuyệt vọng. Không thể khoanh tay ngồi nhìn, tôi lại phải “ra” lần nữa. Trong tình trạng nát bét, với sự đồng ý của các bên liên hệ, VBQT đã trực tiếp đứng ra tổ chức một cuộc bầu cử bằng thư để tất cả hội viên bỏ phiếu (mỗi người một phiếu chứ không phải qua đại diện của các “trung tâm” như quy định của điều lệ VBVNHN). Tôi đã thắng cử dễ dàng, nhưng hai người thất cử (Trang Châu và Nguyễn Bửu Thoại) tiếp tục khiếu nại, và những kẻ phá hoại khác không ngừng gửi những bức thư với nội dung tạo hỗn loạn tới VBQT. Hậu quả là VBQT đã bị đầu độc, cho rằng VBVNHN bị phân hóa trầm trọng và cảnh cáo sẽ đưa vấn đề ra trước Đại Hội Đồng VBQT tại Colombia vào cuối năm 2008 mà VBVNHN có thể bị trục xuất. Những hội viên có lòng với VB đều chán nản buông xuôi.
Đầu năm 2008, tôi nhận được thư mời tham dự cuộc hội thảo Nhà văn vì Hòa Bình (Writers for Peace) do VBQT tổ chức vào tháng 3.2008 tại Bled, Slovenia, với hai chủ đề quan trọng “Ý thức Âu Châu là gì?” (What is European Consciousness) và “Đạo tắc trong lịch sử là nguồn gốc của Hòa bình” (An ethical attitude to History as a source of Peace). Tôi có ý định tham dự để đọc một bài tham luận tại cuộc hội thảo và nhân cơ hội này sẽ trực tiếp thảo luận với ông tổng thư ký VBQT để tìm giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng nội bộ VBVNHN. Tôi cần có người cùng đi để phụ giúp trong công tác khó khăn này. Không có ai muốn đi, từ các thành viên trong BCH tới các Vùng. Cuối cùng, Nhà thơ Nguyễn Đăng Tuấn, chủ tịch Vùng Đông Nam HK, ở Florida, bằng lòng tháp tùng, và chúng tôi đã hoàn thành cả hai sứ mạng.
Cuối năm 2008, sinh hoạt VBVNHN trở lại bình thường sau khi Nguyễn Đăng Tuấn đắc cử chủ tịch BCH trong một cuộc bầu cử với sự chứng kiến của quan sát viên VBQT. Nhưng không bao lâu sau, BCH lại có vấn đề khi có sự bất đồng ý kiến giữa chủ tịch và các thành viên khác trong BCH đã đưa đến lủng củng và lạm quyền của vài thành viên BCH. Với tư cách cố vấn BCH, tôi cũng bị tấn công vì đã không về hùa với những vi phạm điều lệ, nội quy.
Năm 2011, Nguyễn Đăng Tuấn mãn nhiệm kỳ, không ra tái ứng cử và đưa đề nghị dời Đại Hội VBVNHN từ San Jose về Florida với chương trình tái cấu trúc VBVNHN, bỏ hệ thống “các trung tâm trong một trung tâm” theo khuyến cáo của VBQT, với hy vọng chấm dứt những xáo trộn như đã xảy ra trong quá khứ. Tôi lên tiếng hậu thuẫn đề nghị này, nhưng nhiều người không đồng ý. Đại Hội VBVNHN ở San Jose vẫn tiến hành, chủ tịch Nguyễn Đăng Tuấn không tham dự nhưng đã có thái độ đáng ca ngợi là không làm bất cứ điều gì để tạo hỗn loạn một lần nữa cho VBVNHN, như cứ tổ chức một đại hội khác với những người chủ trương cải tổ VBVNHN, loại bỏ cấu trúc “các trung tâm trong một trung tâm”, và tạo ra “hai Văn Bút”, hay không nhìn nhận “đại hội San Jose” với lý do đại hội bất hợp lệ vì chủ tịch BCH không tham dự. Nguyễn Đăng Tuấn cũng rất “kẻ cả”, đã giữ im lặng, không lên tiếng trước tất cả những lăng mạ, buộc tội bất công của “văn hữu”.
Phần tôi, sau khi đã bỏ ra bao nhiêu thời gian và tâm trí trong suốt hơn mười năm để “chữa cháy” cho VBVNHN, cũng bị chụp mũ, ném bùn và buộc tội âm mưu “triệt vùng”.
Vì vậy, cùng với nhiều hội viên nòng cốt của VBVNHN, tôi đã ra khỏi hội từ năm 2011, và không ngạc nhiên trước những gì đang diễn ra hiện nay, khi mà các “vùng” đã trở thành những “sứ quân” chia bè kết phái tận tình đánh phá, phỉ báng nhau, trong lúc vắng bóng và im tiếng trước các diễn đàn VBQT.
Trước thực trạng não nề ấy, nhiều hội viên còn lòng tự trọng đã ra khỏi Văn Bút. Tôi tự thấy có trách nhiệm phải viết ra sự thật, sự thật mà những hội viên chân chính cần biết, sự thật mà những kẻ đang phá hoại muốn che đậy và công luận muốn được làm sáng tỏ.
Tôi chấp nhận lại bị ném bùn một lần nữa và xin chia sẻ nỗi xót xa với chị Minh Đức Hoài Trinh trước những gì đang diễn ra trong VBVNHN, tổ chức mà chị đã tạo ra với bao nhiêu viễn kiến và tình cảm cao đẹp trong tim trong óc 35 năm về trước.
VBVNHN có thể qua khỏi cơn sóng gió hiện nay để tồn tại hay không là do những người trong cuộc có thực sự muốn duy trì sự hiện diện của người Việt quốc Gia trên diễn đàn quốc tế duy nhất còn lại, như lời họ nói hay không.
Virginia, 20 Tháng 12, 2014
Sơn Tùng.
_____________________________________________
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời
Đỗ Dzũng/Người Việt - June 10, 2017
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh thời gian ở Paris. (Hình: minhduchoaitrinh.wordpress.com)
HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời lúc 2 giờ 19 phút chiều Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, tại bệnh viện Huntington Valley Healthcare Center, Huntington Beach, hưởng thọ 87 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà, xác nhận với nhật báo Người Việt.
Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử, là một trong những văn sĩ nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam, đặc biệt với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình,” đều do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.
Ngoài ra, bà cũng là tác giả của bài thơ “Ai Trở Về Xứ Việt,” sau này được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc, và trở thành một trong những nhạc phẩm tiêu biểu của người tị nạn Việt Nam hải ngoại.
Nhà văn Nguyễn Quang cho biết, bà sinh ngày 15 Tháng Mười, 1930 tại Huế, sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại Orange County, California, từ năm 1980.
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh cắt bánh sinh nhật lần thứ 85. Người đeo nơ đứng phía sau cầm tay cho bà cắt bánh là nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà. (Hình: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ)
Bà là con quan Tổng Đốc Võ Chuẩn, ông nội bà là Võ Liêm, Thượng Thư Bộ Lễ của triều đình.
Năm 1945, bà tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó biết sự lợi dụng của phong trào, bà bỏ về Huế tiếp tục học.
Năm 1964, bà đi du học tại Pháp về ngành báo chí và Hán văn tại trường ngôn ngữ Á Đông La Sorbonne, Paris.
Năm 1967, bà ra trường và làm phóng viên cho đài truyền hình Pháp ORTF, đi làm phóng sự nhiều nơi sôi động nhất như Algeria và Việt Nam.
Năm 1972, bà được cử theo dõi và tường thuật Hòa Đàm Paris.
Năm 1973, bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến Do Thái, một thời gian sau bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, từ năm 1974 đến năm 1975.
Sau biến cố 1975, bà trở lại Paris cho xuất bản tạp chí “Hồn Việt Nam” và trở lại cộng tác với đài ORTF, qua chương trình Việt Ngữ để tranh đấu cho những nhà cầm bút, những văn nghệ sĩ Việt Nam bị cộng sản cầm tù.
Bà đứng ra thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và vận động để được công nhận tư cách hội viên Hội Văn Bút Quốc Tế tại Rio de Janeiro, Brazil, vào năm 1979.
Bà đã dùng ngòi bút và khả năng của mình thường xuyên tranh đấu cho các văn nghệ sĩ bị cộng sản giam cầm phải được trả tự do.
Ngoài những bài báo, bà còn sáng tác hơn 25 tác phẩm giá trị, trong đó có truyện ngắn, thơ…
Nhà văn Nguyễn Quang đã thực hiện một tập sách rất công phu khá đầy đủ những tài liệu, bài vở và hình ảnh với tiêu đề: “Văn Nghiệp và Cuộc Đời Minh Đức Hoài Trinh.”
Có đoạn nhà văn viết: “Sau khi đọc quyển sách này người ta tự hỏi làm sao Minh Đức Hoài Trinh một con người nhỏ bé lại có thể hoàn thành trên nhiều lãnh vực trong thời gian đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Bà đã đi trên khắp năm lục địa, vào những vùng chiến tranh lửa đạn. Những đóng góp của bà với một cuốn sách nhỏ nầy chắc chắn không diễn tả hết được những gì bà đã làm cho quê hương cho nền văn học Việt Nam.”
Các tác phẩm của bà gồm có Lang Thang (1960), Thư Sinh (1962), Bơ Vơ (1964), Hắn (1964), Mơ (1964), Thiên Nga (1965), Hai Gốc Cây (1966), Sám Hối (1967), Tử Địa (1973), Trà Thất (1974), Bài Thơ Cho Ai (1974), Dòng Mưa Trích Lịch (Thanh Long Bruxelles, 1976), Bài Thơ Cho Quê Hương (Nguyễn Quang Paris 1976), This Side The Other Side (Occidental Press USA 1980), Bên Ni Bên Tê (truyện dài, Nguyễn Quang USA, 1985), Niệm Thư 1 (tái bản 1987), Biển Nghiệp (Nguyễn Quang USA, 1990).
Về bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” rất nổi tiếng của bà, nhà văn Phạm Xuân Đài cho biết: “Đây là bài thơ bà sáng tác khoảng cuối thập niên 1950 hoặc đầu thập niên 1960, lúc đó lấy tên là Hoài Trinh, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cùng tên.”
“Còn một bài thơ nữa của bà, cũng rất nổi tiếng, và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cùng tên, đó là bài ‘Đừng Bỏ Em Một Mình,’” nhà văn cho biết thêm.
Theo nhà báo Đinh Quang Anh Thái, phụ tá chủ nhiệm nhật báo Người Việt, một trong những bài thơ nổi tiếng khác của bà là “Ai Trở Về Xứ Việt” (1962). Sau năm 1975, bài thơ được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc cùng tên.
Trên trang web dutule.com của nhà thơ Du Tử Lê cũng có lưu lại bài này, và cho biết bà sáng tác tại Paris năm 1962.
Nói về hoạt động và con người của bà, nhà văn Việt Hải có lần viết: “Trên cao tất cả, tôi quý nhà văn Minh Đức Hoài Trinh vì bà trung thành với đất nước Việt Nam Cộng Hòa, bà chống Cộng Sản, bà chống bạo lực và ác tính đè nặng lên vai người dân, bà bôn ba vận động can thiệp trả tự do cho giới văn học báo chí, những nạn nhân của những trại tù Cộng Sản. Bà xin lại tư cách Văn Bút Hội Viên Việt Nam tại diễn đàn Văn Bút Quốc Tế. Trong vai trò phóng viên chiến trường bước chân Minh Đức Hoài Trinh đi qua các địa danh thân yêu từ Sài Gòn ra miền Trung, qua các vùng thân quen của xứ sở như những Qui Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên, Quảng Trị,…”
Nhà văn Nguyễn Quang cho biết đang làm việc với nhà quàn Peek Family, Westminster, để lo việc mai táng cho nữ sĩ.
http://www.nguoi-viet.com/little…/nu-si-minh-duc-hoai-trinh/
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment