Thư Ngỏ BTC PBCHN 2020 Nam California Hoa Kỳ

Kính thưa quý Thầy Cô cùng các Anh, Chị, Em. Cựu Học Sinh Phan Bội Châu.      Thật là niềm vinh dự lớn lao cho nhóm cựu HS PBC Nam Ca...

Thursday, June 29, 2017

USS Fitzgerald Memorial Service and Video about the TRUTH of the incidents



Buổi lễ Tưởng niệm 7 Chiến Sĩ Hải Quân Hoa Kỳ, đoàn viên của chiến hạm USS Fitzgerald (DDG-62) tử nạn ngoài khơi Nhật Bản vào ngày 17 tháng 6, 2017, đã được cử hành trọng thể, tại căn cứ Hải quân Yokosuka, Nhật Bản trong ngày Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017...
Trong số 7 Chiến Sĩ Hải quân tử nạn, có Chuyên viên về Sonar (Sonar Technician 3rd. Class) , người Mỹ gốc Việt  Ngọc T. Trương Huỳnh 25 tuổi..
Được biết  Hải quân Ngọc T. Trương Huỳnh sẽ được đưa về an táng tại Oklahoma, nơi gia đình anh đang cư ngụ.  


Video

Trại Hè Thân Hữu của các Trường Trung Học Việt Nam Cộng Hòa 25-6-2017 Fountain Valley California



Trước 1975, miền Nam VN đã có những trại hè toàn quốc giữa  các trường Trung học VNCH và Phượng đã may mắn được tham dự một lần năm 1973, trại hè Nha Trang.  Lúc đó, Phượng vẫn còn rất “nhi đồng”, vừa xong lớp 7,  còn mê nhảy dây, nhảy lò cò, và cũng là lần đầu tiên trong đời xa nhà cả 1 tuần lễ! Nghe nói có người bảo đi trại hè, xa nhà, buồn(!?) . Bị chê dzô diên thì đành chịu, chứ thiệt tình, lúc ấy Phượng chỉ thấy cuộc đời sao mà “Ô MÊ LY” quá đỗi! Trời đất, thiên nhiên chung quanh ngó đâu cũng thấy đẹp hết trơn! Niềm vui ăm ắp, chan hoà theo từng ngọn gió mơn man, theo nắng ấm trời xanh biêng biếc, theo những đợt sóng biển mặn dập dồn sủi bọt lăn tăn vào bờ, một dãi cát trắng tinh khôi….Đó phải nói là một trong những kỷ niệm về trại hè đáng nhớ nhất trong đời mình. Vì, lẽ đương nhiên, không được dự trại hè mỗi ngày, nên những lần được đi cắm trại, được “xổ chuồng”, dù có ở trong lều hay không, và dù có thiếu …vệ sinh chút đỉnh, Phượng cũng cảm thấy như mình đang ở thiên đàng, quá vui giữa trời  đất mênh mông, vì được nghe những màn văn nghệ “dã chiến” ngoài trời, được học lóm những mẩu  chuyện vui đùa, khiến mình cười bò lăn bò càn, và nhất là được dịp “mở huệ”, biết thêm cách ứng đáp thật khôi hài, hóm hỉnh của các anh, các chị lớp lớn, từ các trường TH khác nhau ….

thumb_DSC_0076S_1024
Những kỷ niệm với mái trường thân yêu trong ba năm ngắn ngủi ở TH QGNT gồm có rất nhiều những hình ảnh vui chơi trong sáng với quý thầy cô trong trường, với bạn bè thân thiết, cũng như với các anh chị trường bạn trong trại hè hè đã ám ảnh Phượng bao nhiêu năm nay ….Và tuy sau này đã có lúc đi cắm trại với các hội đoàn bên HK, sau 1975, với tư cách là huynh trưởng GĐPT hay HT các đoàn Hướng Đạo, (luôn luôn phải cụ bị, sắp xếp, tính toán đủ thứ sao cho đạt được những mục tiêu đã định sẵn,  với sự an toàn cần thiết cho đoàn sinh v.v…)  Phượng vẫn cứ nhớ hoài những giây phút mình còn là một trại sinh vô tư, hò hát nghêu ngao những bài ca sinh hoạt hùng tráng, vui tươi, rạng ngời tình yêu quê hương, trong sự thông cảm, dễ chịu và cởi mở của thầy cô, với những người bạn đồng trang lứa, hoặc với các anh chị lớn,  để được cười đùa hỉ hả, trong chân tình trong sáng …

thumb_DSC_0062S_1024
Nhưng nhớ là nhớ vậy thôi, chứ không thể ngờ là có ngày mình lại được sống lại những giây phút thần tiên, tuy ngắn ngủi nhưng thật êm  ấm, vui tươi, tràn ngập tiếng nói, tiếng cười …Và bây giờ, Phượng lại nôn nao khi nghĩ đến mỗi năm, từ rày về sau,  lại có dịp được thi đua văn nghệ với các trường bạn, được chơi trò chơi như đứa trẻ lên năm , lên mười, tranh giải …. cà rem sau nhưng giờ phút “reo vang reo, ca vang ca”, vui đùa trong  trong một ngày nắng ấm trong lành, với bao nhiêu chân tình hồn nhiên của quý “cụ” (cựu) học sinh đã được thừa hưởng một nền giáo dục VNCH ấm đậm tình người ngay tại Orange County…

 
Ban Tổ Chức Trại Hè Năm nay Gồm:
Trưởng Ban:           GL Hoàng Mỹ Hương
Phó Trưởng Ban:    Hội Trưởng, Trưởng Nhóm, Đại Diện các trường.
Thủ Quỹ:               NDC/LNH Ngô Hoàng Mai 
Thư Ký:                 QGNT Võ Minh Phượng 
Giám Sát:               VTT Trần Đức Nghĩa, NLS/BL Ngô Thành, GL Vương Hồng Loan 
 
Ban Quản Trại
Trưởng Trại:          TV Vương Đỗ Mai Phương,                 
Phó Trưởng Trại:    các Hội Trưởng, Trưởng Nhóm, Đại Diện.
   
Các Trưởng Ban 
Ban Văn Nghệ.-    
TB: LVD Phạm Mai Lan
 
Ban Thông Tin.-  
TB:    QGNT Phó Thịnh Trương
PB:    B/CVA Bùi Đức Uyên
Ban Sinh Hoạt Thể Thao.-   
TB:    Nguyễn Minh Trì (Quốc Học) 
PB:    B-CVA Nguyễn Mạnh Kính , B-CVA Nguyễn Quý Khôi, QGNT Minh Phượng 
 
Ban Trật Tự.-  
TB:    B/CVA Nguyễn Địch Hà
Ban Y Tế.-  
TB:    B/CVA Vũ Quốc Phong
MC:          B/CVA Vũ Quốc Phong, TV Hồng Tước, GL Minh Thu

Trong gió mát mơn man và nắng ấm rạng ngời, mọi người đã có được một ngày trại hè với những màn văn nghệ thật đặc sắc, làm gợi nhớ lại những ngày còn được mặc áo trắng, tung tăng đến trường với thầy cô bạn hữu thân yêu năm nào … Trại hè năm ngoái đã vui (xin xem bài Phượng viết năm 2016), năm nay lại còn vui bội phần vì có thêm những hội Cựu Học Sinh mới tham gia: Liên Trường Tây Ninh, Trung Tiểu Học Trung Thu và Võ Tánh/ Huyền Trân ở Nha Trang.  Khi đi vòng vòng chụp hình các trường bạn, Phượng thật bái phục trí sáng tạo khi nhìn được cách trang trí lều thật đặc sắc của quý anh chị trường bạn, tỏ rõ niềm hãnh diện, thương yêu của mình khi hướng về trường cũ.












Làm sao tả được niềm vui dạt dào, cảm xúc mến thương, khi có được quý thầy cô kính yêu ngày xưa cùng đến tham dự, chung vui và chia sẻ những khoảnh khắc tươi vui trong ngày trại năm nay. Quý thầy cô tóc đã bạc màu, nhưng tình thương yêu gắn bó với học trò vẫn sắc son, không phai mờ theo năm tháng.
thumb_IMG_8154_1024
Làm sao có thể cảm ơn cho hết những thăm hỏi, giúp đỡ ân cần của quý anh chị trong BTC  từ những ngày gdQGNT mới tham gia trại hè (năm ngoái) đến năm nay, với cách làm việc tinh tế, hài hoà, vô cùng cởi mở trong thân tình hiếm có…Và làm sao có thể viết lên được những xúc cảm dào dạt, dâng tràn trong lòng khi được học hỏi rất nhiều, và được cùng với BTC tổ chức hoàn thành một buổi trại hè tuy chỉ trong một ngày, nhưng đã mang lại bao nhiều niềm vui, những tình cảm, kỷ niệm sắc sâu, theo mãi trong đời….
Và nhất là làm sao viết cho đủ được sự thương mến thâm sâu giữa những anh chị đồng môn Phượng đã có cơ duyên gặp lại trong bao năm qua…
Video về trại hè, rất đầy đủ, của anh Phan Quan , Quốc Học…













Tham gia với các HS QGNT năm nay có Thầy Nguyễn Lộc Thọ, thầy Phạm Trọng Phu, cô Hoàng Mai Dung, cô Nguyễn thị Hoà và Cô Chương (cùng với phu quân cô đến từ Anh Quốc).  Trời nắng, ghế trại Phượng mang theo được có năm cái thì èo ẹp, tội nghiệp cho quý thầy cô quá, nhưng ai cũng vui vẻ, xuề xoà, với sự thương mến học trò vô cùng hiếm quý.  May sao có chị Thuỷ đã mang 4 cái ghế “ngon lành” hơn ghế Phượng mang, nên chắc cô thầy không đến nỗi bị đau lưng, đau chân khi ngồi trên ghế đó .

IMG_8151
Trong phần văn nghệ năm nay, Phượng vui quá chừng luôn vì được hát chung với BTC, rồi hát chung với thầy Phu , Cô Chương, và quý anh chị Q (thương cô Chương ơi là thương vì cô mặc áo dài, mà cô vẫn chịu khó tròng thêm cái áo polo của QGNT ở ngoài nữa để giống với toàn ban hợp ca QGNT, hẳn là nóng lắm) cho màn văn nghệ của trường.

thumb_DSC_0083S_1024
Video dưới đây được “nhón” ra từ video chính của anh QH Phan Quan thực hiện. XIn kính cám ơn anh thật nhiều.

Phượng  tự nhủ lòng: năm tới trường QGNT năm tới sẽ sắm một cái lều cho thật oách, để khỏi bị …gió thổi bốc bay! Xin cám ơn quý anh chị nào đã phụ giúp dựng lại lều QGNT khi, vì quên đóng cọc xuống cho chặt, lều QGNT bị gió thổi, rồi “té” xuống đât một cái bịch! May mà không có ai bị lều “bốc” bay theo!

IMG_8160
Vì được giao nhiệm vụ bày trò chơi trong ban sinh hoạt nên năm nay Phượng hơi lật đật, lăng xăng đủ chuyện,  không có dịp quay phim chụp hình nhiều như năm ngoái, làm lúc về rồi, nhìn lại trong máy mình có le que vài tấm hình không đẹp mấy, mà buồn …năm phút! Nhưng mà buồn ngủ gặp chiếu manh, chỉ vài hôm sau, Phượng  lại nhận được đủ đầy những link cho các  hình ảnh và videos  của buổi trại hè thật rõ, thật đẹp. Xin chân thành cảm ơn tất cả quý anh chị đã rộng rãi chia sẻ những hình ảnh sống động này.
Xin bấm vào các link sau đây để xem thêm những bộ album đã được chia sẻ từ các trường bạn. Xin cám ơn quý anh chị thật nhiều đã rộng rãi san sẻ những hình ảnh thật tươi đẹp ghi lại một ngày thật vui của chúng ta ….

GS Nguyễn Đình Chiểu  thực hiện video trên .
Nhớ năm rồi anh trại trưởng Nguyễn Địch Hà (B-CVA) và chị TBTC Mai Phương (TV) ở đến cuối ngày, bị chuột rút, và Mão Đặng (PKy) đã phải bóp dầu để mấy anh chị đỡ đau nên năm nay, thấy chị trại trưởng Mai Phương chạy tới chạy lui, nói cười rôm rả, Phượng cũng thấy mừng mừng. Đến cuối ngày trại, hỏi chị có đau không, chị bảo “đỡ hơn năm rồi” nghe mừng ơi là mừng. Lúc nhận được thư cảm ơn của chị mới biết sau khi về nhà, chị lại bị con chuột quái ác nó rút thêm một lần nữa! Nghe mà phục cái can đảm phi thường của chị và thương chị quá đi thôi. Thành thật mà nói, Phượng cảm thấy vô cùng may mắn được học hỏi rất nhiều  khi làm việc với quý anh chị trong BTC từ năm rồi cho đên năm nay .  Xin kính cảm ơn tất cả quý anh chị đã làm việc thật hăng say, nêu cao tinh thần trách nhiệm và nhất là đã cho em cảm  nhận được mối thịnh tình chân thành của quý anh chị dành cho những kẻ sớm “mồ côi cha” QGNT !

IMG_0522
Xin cám ơn tất cả quý anh chị các trường bạn đã đến chung vui một ngày trại hè để chúng ta lại có dịp được hát vang những bài hát thắm đậm tình người của những ngày xưa còn được sống trong trong một xã hội VN rạng ngời nhân bản ….

thumb_DSC_0116S_1024Xin kính cám ơn quý thầy cô đã không quản ngại nắng hè chói chang, đã đến cùng chúng em vui chơi trong tình thân ái bao la hiếm quý.
Và cuối cùng, xin rất cám ơn quý anh chị QGNT đã chung tay góp sức thật hậu hỷ với bao nhiêu thương mến chân thành cho trại hè năm nay:
  • Anh Trương luôn sát cánh với em trong những buổi họp với BTC và đã đến thật sớm hôm chủ nhật để dựng những cột cờ, và tấm phông cho sân khấu. Anh Trương cũng đã phụ giúp hai cái bàn và vài chiếc ghế  cho lều QGNT . Chị Hoa, phu nhân anh, cũng đã ở lại đến gần phút cuối và giúp dọn dẹp, thu xếp lều QGNT thật sạch.
  • Chị Hoa Đỗ đã biếu cho lều QGNT bao nhiêu là trái cây thật tươi ngon (trái chôm chôm, trái vải, trái linh chi).
  • Chị Thanh Thuỷ đã hát chung, thu trước với em nhạc nền (và phu quân chị là anh Long đã dạo nhạc cho bài Tôi Muốn) cũng như đã bỏ cả ngày trời, “đánh vật” với máy móc để thu âm và đổi qua dạng mp3 cho hai bản nhạc này. Nhóm QGNT năm nay hát đông và rập rang, vui ơi là vui, cũng nhờ nhạc nền hết đó. Chị cũng mang theo 4 cái ghế
  • Chị Nam Bùi đã giúp mua, và mang đến, những chiếc bánh bao và khay xôi khúc ngon ơi là ngon
  • Anh Thái Trần đã giúp chụp được nhiều hình rất đẹp, và đã ở lại, phụ dọn dẹp với em sau khi mọi người về hết.
  • Anh Thừa, chị Kim Khánh và bạn chị, đã đến để cổ động tinh thần, hát với mọi người trong phần hợp ca hôm đó .
Xin kính chúc quý cựu giáo chức và quý anh chị cựu HS tất cả các trường TH VNCH luôn đủ đầy sức khoẻ, và chan chứa  niềm vui trong những tháng ngày sắp tới . Rất mong trại hè thân Hữu các trường THVNCH ngày càng lớn mạnh để chúng ta, những người đã có được niềm hạnh phúc, mắn may, thừa hưởng một nền tảng giáo dục đầy nhân bản, lại có dịp gặp gỡ, hàn huyên trong mối thân tình bao la, trong sáng.

Ăm ắp niềm vui với Trại Hè
bên niềm thương mến, nắng vàng hoe …
cho dây thân ái thêm lan rộng
để nhớ một thời yêu tiếng ve….

Xin cảm ơn, trân trọng tấc lòng
Một ngày hè thoả lắm chờ mong
Cảm ơn bao tiếng cười, tay bắt
Cho sáng niềm tin giữa có, không ….


Minh Phượng
Nguồn
 https://pvo369.wordpress.com/2017/06/29/am-ap-niem-vui-voi-trai-he/

Picnic Thân Hữu Bình Thuận - Humber Bay Park Toronto Canada 1 tháng 7 năm 2017





Humber Bay Park

From Wikipedia, the free encyclopedia
Humber Bay Park
HumberBayPark.jpg
Humber Bay Park
Humber Bay Park is located in Toronto
Humber Bay Park
Location of the park in Toronto
Type Urban park
Location Toronto, Ontario
Coordinates 43°37′14″N 79°28′41″WCoordinates: 43°37′14″N 79°28′41″W
Area 343.1 acres (138.8 ha)
Created 1984
Operated by City of Toronto
Toronto Skyline from Humber Bay Park
Humber Bay Park is a waterfront park located in Etobicoke, part of Toronto, Ontario, Canada. The park consists of two landspits situated at the mouth of Mimico Creek. The park is south of Lake Shore Boulevard West, near Park Lawn Road. Humber Bay Park East is 19 hectares (47 acres), while Humber Bay Park West is 120 hectares (300 acres).[1]

Contents

History

The park maintains a recreational focus for residents and visitors established during the mid-19th century when a number of motels were built in the Humber Bay area. Watersports were enjoyed here during the summer and town council meetings were often held in the Humber Bay motels. Boat building was the earliest trade practiced in what would become the community of Humber Bay.
Humber Bay Park was developed by the former Metropolitan Toronto and Region Conservation Authority with 5.1 million cubic metres of lakefill, at a cost of $6.56 million. Lieutenant-Governor John Black Aird opened the park on June 11, 1984. Several habitat restoration projects have been initiated at Humber Bay Park, including the planting of Carolinian trees and shrubs, the establishment of wildflower meadows and the creation of a warm-water fish habitat and wetland on the east peninsula. The park is also a popular destination to view migrating birds.[2]

Mimico Cruising Club Lighthouses

The Eastern Gap Lighthouses were built in 1895 and located along waterway.[3] The larger of two lighthouses is a four storey structure and the smaller two storey building. Removed in 1973 during the widening of the Eastern Gap, both the large and small lighthouses were relocated to Marine Terminal 51 and offered to the Etobicoke Yacht Club. They were relocated to Humber Bay Park in 1981 and restored for use by the Mimico Cruising Club in 1982.[4]

Amenities

The park has a number of amenities such as picnic tables, trails, and a beach front. There are fly casting and model boating ponds and a fully accessible fishing pier. The Humber Bay Park Boating Federation and historic old Eastern Gap Lighthouse (c. 1895) are located at Humber Bay West, along with public boat launch ramps and moorings. Humber Bay Park East is home to Toronto's memorial to the victims of the bombing of Air India Flight 182.

Wednesday, June 21, 2017

MÔNG CỔ & NHỮNG THĂNG TRẦM LỊCH SỬ

Trước khi đến Mông Cổ, tôi đã cẩn thận đi đổi tiền, tất cả các ngân hàng ở Canada, kể cả những kiosk đổi tiền tư nhân đều lắc đầu nói không có.... Tôi lại tìm đến những công ty du lịch lớn nhỏ, hỏi xem có nơi nào tổ chức những chương trình đi tham quan bên ấy, nếu có cho tôi xin ghi danh tham dự (?). Họ cũng lắc đầu....!!! “Hình như you là người đầu tiên hỏi chuyện du lịch Mông Cổ thì phải, lâu nay có ai hỏi thăm nơi này đâu, vì không có nhu cầu nên chúng tôi không tổ chức, sorry nghen”
Vậy là tôi lên máy bay, lưng không có một xu tiền Mông Cổ, không ai đón, không biết sẽ đi đâu trong những ngày đó. Trong tay tôi chỉ có vài tài liệu sơ xài in từ internet xuống. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó.
Chiếc máy bay nhỏ đưa tôi đến thủ đô Mông Cổ, một vùng đất rất ít du khách và gần như bị quên lãng của ngành du lịch. Sau đó thì tôi không có internet mấy ngày liền, nhiều bạn bè đã lo lắng không biết tôi có bị gì không? Có an toàn tánh mạng không? Có bị cướp bóc gì không? Thật ra trong những ngày đó, tôi vẫn an toàn, tôi đã làm được nhiều chuyện cần làm như đi tìm tài liệu trong các tiệm sách, thư viện, đi tham quan nhiều nơi tìm nguồn cảm hứng cho cột báo Bụi Đường Xa. Từ thành phố, tôi lên núi, vào công viên quốc gia, đi thăm hoàng cung, đi xem bức tượng khổng lồ của Thành Cát Tư Hãn, vào những ngôi chùa cổ, vào viện bảo tàng, đi cỡi lạc đà và mời chim ó đến đậu trên tay, đi shopping, đi tìm hiểu văn hóa ẩm thực của người Mông Cổ và đi lang thang... Mông Cổ có một lịch sử thăng trầm quá đỗi mà chỉ đến đây tôi mới ngã ngửa ra nhiều điều. Đất nước này đã bị nhóm theo Cộng Sản tự nguyện đem quê cha đất tổ của họ dâng cho Liên Xô vào năm 1924, kế đó người dân Mông Cổ bị bắt buột xử dụng mẫu tự Nga trong chữ viết, còn chữ truyền thống của họ bị cấm trong suốt gần bảy thập niên bị sát nhập làm một tỉnh bang của Liên Xô....
Tôi cũng đã bỏ nhiều thời gian đi nhiều tiệm sách hòng mong có thể hiểu được thêm về thân thế của một “vị khách” không mời mà đến của chúng ta - hoàng tử Thoát Hoan, con người ác ôn đã điều quân qua đánh Đại Việt trong thế kỷ thứ XIII. Nhân viên các tiệm sách lắc đầu không biết, nhưng cũng có một bà ra vẻ rành hơn, bà ta nói ông hoàng tử này sau khi thất bại hai trận ở phương nam, đã bị vua cha là Hốt Tất Liệt từ mặt, và hai cha con họ đã không gặp nhau cho đến khi Hốt Tất Liệt tức Kublai Khan (tức vua Nguyên Thế Tổ) qua đời.

LẬT NHANH NHỮNG TÀN THƯ
Theo những tài liệu khảo cổ thì văn hóa của người Mông Cổ đã hiện hữu từ 120,000 năm trước Công Nguyên. Người tiền sử Mông Cổ có tục chôn xác chết vào các nấm mộ vuông hoặc mộ tròn xếp bằng đá tảng. Khi chưa biết rèn vũ khí bằng kim loại, họ dùng xương thú để làm vũ khí, trang sức và chôn theo khi chết. Xã hội quân chủ có vương, có tôi và nô lệ đã bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ III trước Công Nguyên cho đến thế kỷ XII sau Công Nguyên. Trong 1500 năm đó, người ta tin là đã có sự hiện hữu của người Thổ Nhĩ Kỳ tại đây vì các nhà khảo cổ cũng đã khai quật được nhiều dấu vết của văn hóa Thổ từng phát triển rất mạnh như nhiều đền thờ, nhiều ngôi mộ vương giả... Đây cũng là điều người ta tin rằng người Thổ đã thiết lập được triều chính ở đây khoảng vài trăm năm. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bảo trợ cho phòng triễn lãm văn hóa Thổ trên đất Mông Cổ này (tôi sẽ tìm hiểu sau để xem trùng với giai đoạn di cư và lánh nạn nào trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ) . Thế kỷ XII trở về trước, Mông Cổ có nhiều vương quốc nhỏ kiểu sứ quân, và họ đánh nhau từ đời này qua đời khác.

Đến cuối thế kỷ XII, có một sứ quân rất giỏi võ và binh lược ở vùng Dadal Sum (ngày nay là Deluun Boldog). Ông ta và đội quân này đã lần lượt đánh bại và thu phục hết tất cả những nhóm nhỏ yếu kém khác, gom tất cả đất đai vào thành một nước Mông Cổ rộng lớn. Triều đình Mông Cổ đầu tiên được ra đời vào năm 1206, đứng đầu và xưng hoàng đế là Thành Cát Tư Hãn (Chinggis Khan). Đây là một nhân vật đã đã gây nhiều rúng động và đau thương cho nhiều quốc gia đang thanh bình thuở ấy, từ Âu sang Á. Nhưng dù muốn - dù không, các học giả quốc tế từ sử học cho đến quân sự ngày nay đều phải công nhận đây là nhân vật nổi bật nhất của thiên niên kỷ và họ so sánh Thành Cát Tư Hãn không khác gì những nhân vật quân sự lẫy lừng khác của nhân loại như Alexander Đại Đế hoặc Napoleon về sau này. Ông ta đã có nhiều chiến thắng vang lừng nhờ khả năng lãnh đạo, nhờ vào một đầu óc siêu phàm với binh lượt giỏi, tài phi ngựa, bắn cung trăm mũi trúng trăm cái và đánh kiếm giỏi hơn tất cả lính tráng dưới quyền..... Thành Cát Tư Hãn trở thành tướng tài, vua giỏi nhờ sống trên mình ngựa nhiều hơn sống trong lều. Cuối đời ông ta lại ngã ngựa và chết vào năm 1227, thọ 65 tuổi. Nhiều tài liệu ước chừng trọn cuộc đời của bạo chúa, ông ta đã giết hết 40 triệu người, tức là khoảng 10% dân số trên quả địa cầu thời bấy giờ. Ông ta chết đi, nhưng tham vọng đã có từ trong huyết thống truyền đến các đời sau, đội quân viễn chinh Mông Cổ mỗi lúc càng thêm thiện chiến và hung bạo, nhất là khi họ ngồi trên mình ngựa.... Vó ngựa họ đi đến đâu, người dân vô tội ngã xuống, máu chảy, đầu rơi.... Các vương quốc từ Châu Âu đến Châu Á, hễ nghe đến quân viễn chinh Mông Cổ là hồn xiêu phách lạc....

THẤT BẠI Ở VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á
Một trong những hậu duệ thành công trong binh lược và nối chí Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt (Kublai Khan). Hốt Tất Liệt là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, là người đã mở rộng lãnh thổ của Mông Cổ xuống đến miền bắc Trung Hoa, sau khi đánh bại nhà Tống. Hốt Tất Liệt đã tự xưng hùng một cõi riêng, chọn Daidu (nay là Bắc Kinh) làm kinh đô, lập nên một triều đại mới là nhà Nguyên Mông, trị vì trên ngai vàng 34 năm. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, có một triều đại không phải người Trung Hoa được lập nên. Trong thời gian này, Hốt Tất Liệt luôn mang mộng đánh xuống phía Nam và phía Đông Nam của Châu Á. Triều đình Nguyên Mông đã ba lần gởi quân qua đánh Đại Việt đều thất bại cả ba (năm 1258, 1285 và 1287 đến 1288). Hai lần tấn công sau đều do đích thân hoàng tử Thoát Hoan, con trai thứ chín của Hốt Tất Liệt (hay còn gọi là Torooth hay Toghan) đem quân đi, nhưng đều thất bại. Cũng vì thất bại này mà Hốt Tất Liệt đã từ mặt, không gặp con cho đến khi ông ta qua đời. Nước Mông Cổ mở rộng ở phía bắc, lấn vào lãnh thổ nước Nga; phía tây họ sang tận Địa Trung Hải, Hungary, Ba Lan, Áo... và khu vực Trung Đông; phía nam họ đã lấy trọn nước Trung Hoa..... Họ rất muốn thôn tính cả Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản và Java.... ở Đông Nam Á. Tuy nhiên những lần tấn công vào Việt Nam, Nhật Bản, Java (Indonesia), Miến Điện, đoàn quân chinh nam phạt Bắc hung hăng, mạnh mẽ ấy đều phải rút quân trong thất bại. Ở Nhật, họ đã phải chùn bước trước các kiếm sĩ Samurai không bao giờ sợ chết. Ở Việt Nam, đại tướng Trần Hưng Đạo với tài binh lượt hải quân trên sông Bạch Đằng và bộ binh, tấn công và rút đi đúng lúc đã làm quân lính của Thoát Hoan không có cơ hội cướp bóc lương thực, cả ba lần xâm chiếm đều đã thua cả ba. Khi vào thăm những viện bảo tàng và tiệm sách tại thủ đô Ulaanbaartar, tôi luôn bị mất nhiều thời gian vì tìm rất khó ra những chi tiết ghi rõ các thất bại này. Nói một cách khác, phải đối chiếu nhiều tài liệu, tôi mới thấy được những thất bại ấy được ghi rất mập mờ, rời rạc trong các tài liệu lịch sử của họ. Nếu như các chiến tích của hoàng gia Đại Mông (Great Mongolia) trên đất của Nga, hay ở Trung Hoa luôn được họ ca tụng trong viện bảo tàng thì sang đến khu vực Đông Nam Á, họ chỉ minh họa và ghi chú rất sơ sài một cách rất chung chung, rằng đoàn quân thiện chiến Mông Cổ đã đặt chân đến cả những nơi này trên bản đồ thế giới, còn thắng hay thua thì không ghi rõ. Lục tung những cuốn sách khác được bán trong các tiệm sách, tôi mới thấy có vài cuốn ghi những thất bại của họ tại Đông Nam Á, nhưng lại thiếu bản đồ minh họa. Nếu một người ngoại quốc không đọc thêm, không rành về lịch sử Châu Á và không có điều kiện để đối chiếu nhiều tài liệu khác nhau, họ sẽ dễ bị nhầm lẫn, tưởng rằng sự "đặt chân đến" cũng là "chiến thắng" của Đại Mông Cổ ở Đông Nam Á (tức là Việt Nam, Nhật, Nam Dương, Miến Điện). Trong tiếng Anh, điều này gọi là misleading rất tai hại.


LỊCH SỬ MÔNG CỔ CẬN ĐẠI
Hốt Tất Liệt là người xâm chiếm Trung Hoa, lập ra nhà Nguyên Mông, tự xưng hoàng đế vào năm 1271, tiêu diệt dứt điểm nhà Tống vào năm 1279. Tuy nhiên sau khi Hốt Tất Liệt (tức vua Nguyên Thế Tổ) qua đời, nhà Nguyên Mông từ từ suy yếu. Các cuộc khởi nghĩa sau đó đã nổi lên khắp nơi ở Trung Hoa. Quân đội của nhà Minh đã trở nên mạnh mẽ, được dân chúng ủng hộ nhằm mong khôi phục lại nước Trung Hoa. Sau nhiều lần thua trận, triều đình Nguyên Mông phải rút về lại vùng đất Mông Cổ xưa. Nhà Minh trở thành triều đại chính thức tại Trung Hoa sau đó. Nước Trung Hoa đã trở lại một triều đình có người Trung Hoa làm vua. Kể từ năm 1370, khi nhà Nguyên Mông rút về lại Mông Cổ, triều đại này vẫn tiếp tục nối ngôi nhau làm vua trên vùng đất quê hương của họ. Gần ba thế kỷ tiếp theo, hầu như không còn những cuộc chiến tranh nào lớn giữa nhà Nguyên Mông (đã rút về Mông Cổ) với nhà Minh (ở Trung Hoa) nữa.

Đầu thế kỷ XVII, năm 1644, khi triều đình Mãn Thanh lật đổ nhà Minh, lên nắm quyền hành ở Trung Hoa, đã có nhiều cuộc chiến tranh giữa quân Mãn Thanh và Mông Cổ. Quân Mãn Thanh lúc này đang rất mạnh mẽ, dẫn đến việc Mông Cổ phải thần phục triều đình Mãn Thanh . Mông Cổ từ đó bị xem như một thuộc địa của Trung Hoa từ thế kỷ XVII (khoảng năm 1635). Cũng vì để tránh sự trở lại mạnh mẽ của người Mông, triều đình Mãn Thanh đã chia đất nước Mông Cổ ra làm hai phần để dễ cai trị, gồm Nội Mông - Inner Mongolia (là khu vực gần kinh đô Bắc Kinh, nơi có Vạn Lý Trường Thành lấn vào), và Ngoại Mông - Outer Mongolia (là khu vực ở xa phía bắc sát biên giới Nga, hiện nay là xứ Mông Cổ). Ngoại Mông thì vẫn giữ được nhiều phong tục và thuần chủng vì được tạm xem là xứ tự trị, trong khi Nội Mông chỉ còn là cái tên. Từ thế kỷ XVIII, triều đình Mãn Thanh đã đưa người Trung Quốc đến Nội Mông sinh sống nhằm đồng hóa người Mông Cổ theo thời gian . Nội Mông hiện nay vẫn bị xem là lãnh thổ của Trung Quốc, chỉ còn 17% người gốc Mông Cổ nhưng những người thật sự rành tiếng nói, biết đọc, biết viết, có hiểu biết về văn hóa Mông Cổ có thể còn thấp hơn rất nhiều so với báo cáo của nhà nước Trung Cộng.
Đầu thế kỷ XX đã có nhiều khủng hoảng và thay đổi chính trị với nhiều quốc gia trên thế giới. Triều đình Mãn Thanh sụp đổ năm 1911 là một cơ hội cho Mông Cổ (ở đây chỉ có Ngoại Mông) trở nên độc lập, tuy nhiên sau đó nhà nước mới lên nắm quyền là Trung Hoa Dân Quốc đã tuyên bố, Mông Cổ vẫn là một tỉnh của Trung Quốc, rằng Trung Hoa sẽ dùng mọi biện pháp quân sự để giữ Mông Cổ ở lại. Điều này đã khiến Mông Cổ đã cầu cứu quốc tế can thiệp như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật, Anh. Tuy nhiên không một quốc gia nào muốn đụng độ với Trung Hoa. Một sứ giả sau đó đã được gởi sang St. Petersburg cầu cứu Soviet can thiệp. Đảng Cộng Sản Bolsheviks - Cộng Sản Nga nhận lời và Hồng Quân đã tiến vào Mông Cổ. Một cuộc chiến tranh đầy máu và chết chóc đã diễn ra giữa hai thế lực là Hồng Quân Soviet (với hậu thuẩn của nhiều nhóm dân tộc yêu nước Mông Cổ) chống lại quân đội Trung Hoa vào cuối năm 1920 và đầu năm 1921. Kể từ 1921, Mông Cổ đã được Liên Xô bảo vệ khỏi sự xâm lăng của Trung Hoa Dân Quốc và cả Trung Cộng sau này. Theo nhiều tài liệu tôi được xem trong thư viện Ulaanbaartar thì Cộng Sản Nga đã giúp trong toan tính vì Bolsheviks đã mang ý định thôn tính đất nước này từ lâu. Những thành phần yêu nước người Mông Cổ theo chủ nghĩa dân tộc và bảo hoàng đã bị gián điệp Nga và phe Cộng Sản Mông Cổ thủ tiêu dần (Thật giống như đảng Cộng Sản Việt Nam đã thủ tiêu các thành phần yêu nước kháng chiến thời Việt Minh, thì ra đây cũng là thủ đoạn chính trị của cộng sản quốc tế thời ấy). Nhà vua và hoàng hậu Mông Cổ cũng bị đầu độc chết. Phe “cách mạng” lúc này chỉ còn toàn những thành phần cộng sản thân Nga. Chế độ quân chủ, phong kiến cuối cùng chấm dứt khi nhà vua Bogd Khan bị đầu độc chết dần mòn mà tài liệu của phe "cách mạng" gọi đó là bệnh ung thư. Nhà vua vừa chết thì phe “Cách Mạng” cho ra đời ngay lập tức Nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ trong năm 1924 với toàn những thành phần cộng sản bù nhìn do Liên Xô dựng lên. Cũng ngay trong năm đó, nhà nước bù nhìn và thân Nga này ra quyết định sát nhập nước Mông Cổ để trở thành một tỉnh bang của Liên Xô trước sự ngỡ ngàng của dân chúng. Đất nước và dân tộc Mông Cổ (ở đây là Ngoại Mông) vừa được độc lập khỏi tay triều đình Mãn Thanh sau gần 3 thế kỷ, đã lại một lần nữa mất nước vào tay Cộng Sản Liên Xô. Trong gần bảy thập niên kế tiếp (từ 1924 - 1989), văn hóa và lịch sử của Mông Cổ bị tàn phá bởi các chính sách đàn áp của Liên Xô. Chữ viết mẫu tự kiểu Nga bị bắt buột dạy trong nhà trường, chữ viết truyền thống bị cấm, dân chúng sống trong các ngôi lều Ger cổ truyền bị gom vào trong những cao ốc xấu xí không mỹ thuật gọi là nhà ở tập thể để dễ bề kiểm soát (những kiểu cao ốc xấu xí kiểu như thế này ngày nay vẫn còn thấy rất nhiều ở Nga mà người Nga khôi hài gọi đó là "kiến trúc xấu xí thời Stalin hay thời Soviet"). Liên Xô đã đổ dồn rất nhiều tiền bạc về vùng đất này hòng biến Mông Cổ ra một sắc thái văn hóa kiểu Nga vô sản (chứ không phải phong cách lịch lãm của thời Sa Hoàng). Các rạp hát, trường học, doanh trại quân đội, nhà tập thể, cửa hàng hợp tác xã mậu dịch XHCN. Nhiều “tượng đài liệt sỹ” đã mọc lên.... rất xấu xí, thiếu mỹ thuật, khô cứng, giống như những loại “tượng đài” mọc lên ở Việt Nam sau 1975, và một số tôi vẫn còn thấy được ở Nga ngày nay và Đông Âu. Dường như có một “style” riêng dành cho những tượng đài của cộng sản...... Những giá trị văn hóa cổ của Mông Cổ, kiến trúc chùa chiền, Phật Giáo bị tàn phá và bách hại. Một phụ nữ trên 50 tuổi cho tôi biết, bà chỉ được tỏ tường lịch sử Mông Cổ sau năm 1990, khi đất nước bà được độc lập, chứ thời mất nước về tay Liên Xô, học sinh bị cấm tìm hiểu về lịch sử tiền nhân của họ. Liên Xô lo sợ rằng lòng tự hào và tính hiếu chiến trong máu người dân Mông Cổ sẽ trỗi dậy và họ sẽ làm những cuộc cách mạng giải phóng đất nước.
Năm 1989, bàn cờ chính trị thế giới lại một lần nữa đảo chiều, Cộng Sản Liên Xô bị sụp đổ hoàn toàn. Cùng với nhiều quốc gia từng bị Liên Xô chiếm đóng trước đó như Ukraine, Estonia, Lithuania, Latvia, Nhà nước Dân Chủ Mông Cổ... đã tuyên bố độc lập vào năm 1990 dưới sự giám sát của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc. Ngày nay, Mông Cổ là một nước có nền dân chủ và tự do sau gần ba thế kỷ bị triều đình Mãn Thanh đô hộ và gần bảy thập niên mất nước về tay Cộng Sản Liên Xô....

VĂN HÓA ẨM THỰC
Mông Cổ có những thảo nguyên bạt ngàn, rộng lớn. Trong khi cả nước chỉ có tròm trèm 3 triệu dân thì lại có 43 triệu con thú thả rong cung cấp thịt và sữa. Đó là dê, bò, cừu, ngựa, lạc đà. Rừng nguyên sinh ở Mông Cổ có nhiều kỳ hoa dị thảo cùng muôn thú và hầu như còn nguyên vẹn chưa bị con người tàn phá. Người Mông Cổ làm nghề chăn nuôi rất khỏe, họ không phải tốn kém nhiều công sức hay chi phí thực phẩm. Họ làm mà như không làm. Các con thú này cứ thả rong ăn cỏ trên núi và các thảo nguyên bạc ngàn, tối tự động về lại chuồng. Không tốn kém gì mà chủ nông trại vẫn có thể bán thịt ra liên tục. Theo những người bạn Mông Cổ địa phương tôi được tiếp xúc, họ nói thức ăn ở đây rất rẻ, chưa bao giờ dân chúng bị đói kém cả. Theo thời giá hiện nay thì 1kg thịt có giá khoảng từ $3 đến $4.00 USD (ba đến bốn Mỹ Kim). Ngoài ra tôi cũng thấy thịt heo hoặc gà được bán trong siêu thị và các nhà hàng giá rất rẻ. Các loại thịt nói chung ở Mông Cổ có quá nhiều mỡ. Theo truyền thống, họ ăn mỡ động vật nhiều vì cần năng lượng chống chọi với cái lạnh khi sống trong các lều cổ truyền Ger hoặc phi ngựa trên các thảo nguyên. Tuy nhiên đó chỉ là thói quen đã ăn vào trong phong tục, tập quán của văn hóa ẩm thực từ xa xưa. Khoảng một nửa dân số Mông Cổ hiện nay đang dồn về thủ đô Ulaanbaartar, sống chen nhau trong các apartment có máy sưởi và sinh hoạt theo nếp sống thành thị như các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới. Cơ thể họ không cần phải hấp thụ lượng mỡ nhiều như xưa nữa. Từ cách ăn uống đã thành nếp, từ môi trường sống ngày nay đã thay đổi, tôi thấy nhiều người Mông Cổ ở thành thị đang bị tình trạng béo phì !

Khi chuyện trò với các bạn người địa phương mà tôi kịp làm quen, tôi có nhắc chuyện thức ăn Mông Cổ chắc là cay lắm, ví dụ món lẩu cay (Hot Pot) mà ở Canada, Hoa Kỳ hoặc sang Trung Quốc vẫn thấy bày bán. Tất cả mọi người họ đều tròn mắt ngạc nhiên. Họ ngạc nhiên vì họ không ăn cay bao giờ. Họ còn nói nếu đem so ẩm thực của Mông Cổ với các nước khác thì ẩm thực Mông Cổ không dùng gia vị, nêm rất ít muối (vì Mông Cổ không có biển, muối khan hiếm), ai không ăn quen sẽ khó nuốt.... Tôi liền tìm những tấm hình chụp món lẩu - Mongolia Hot Pot trong điện thoại đưa cho họ xem. Ai xem hình cái lẩu cay cũng đều cười ha hả, họ nói đây là thức ăn của người Trung Quốc đó, chứ người Mông Cổ không hề ăn món lẩu, họa chăng là món mì nước nóng mà họ gọi là hot noodle soup (hot đây là nóng của nhiệt độ chứ không phải cay)..... Để cho vững tin hơn, tôi đã một lần nữa níu áo anh quản lý nhà hàng khách sạn nơi tôi đang ở, hỏi anh ta cho ra lẽ. Dân nhà nghề trong ẩm thực này nhìn hình rồi tưởng tôi thèm ăn lẩu cay, anh ta bảo tôi cứ đi xuống phố, vào các nhà hàng tàu, sẽ có ăn !!! Tôi mỉm cười cám ơn và giải thích rõ hơn tại sao tôi hỏi. Vậy là biết rồi, từ nay tôi đã rõ, món Mongolia Hot Pot cay nồng, nhiều gia vị đến tê đầu lưỡi kia không hề có trong danh sách ẩm thực của người Mông Cổ, cả hình thức cho đến cách nấu và mùi vị. Hy vọng có thời gian, tôi sẽ làm một phóng sự riêng về đề tài này một cách chi tiết hơn, biết đâu đàng sau đó là những lý do hay những hiểu lầm thú vị khác nữa từ trong văn hóa, lịch sự và chính trị.
Những món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Mông Cổ có thể kể là Khorkhog (thịt cừu BBQ), Buuz (bánh xếp hấp nhân thịt), Boodog (ragout dê), Tsuivan (mì xào), Guriltai Shul (mì nước ăn nóng nấu với bất cứ loại thịt nào, nước dùng có pha sữa), Budaatai khuurga (cơm chiên thập cẩm), Chanasan Makh (xương hầm), Airag (sữa nóng).... Theo cá nhân tôi nhận xét, thịt bò ở đây có mùi nồng và nặng như thịt cừu, rất khó ăn, nhất là khi các món ăn không dùng gia vị. Nếu quý vị đến thủ đô Ulaanbaartar, sau khi tìm hiểu cho biết văn hóa ẩm thực Mông Cổ, quý vị cũng có thể thay đổi xen kẻ khẩu vị bằng thức ăn Tàu hay Hàn, Nhật, Ấn Độ hoặc Tây Phương cho đỡ ngán. Tại thủ đô có nhiều nhà hàng của nhiều sắc dân cho du khách lựa chọn.

THỜI TRANG VÀ NGHỆ THUẬT
Theo những tài liệu sách vở và trưng bày trong viện bảo tàng thì trang phục cổ truyền của người Mông Cổ rất nhiều màu sắc cùng với những món trang sức bằng đồng hoặc bạc như kiềng đeo cổ, bông tai, vòng đeo tay, giây thắt lưng.... Tuy nhiên ngày nay du khách chỉ còn thấy những bộ áo đẹp ấy trong viện bảo tàng, trên các sân khấu trình diễn nhạc cổ truyền. Tôi đi ra ngoại ô, vào các gia đình vẫn còn sống trong các căn lều thấy họ đã không còn mặc y phục cổ truyền nữa. Từ thôn quê cho đến thành thị đều mặc jean, áo thun, áo chemise.... như ở phương tây. Một cái gì đó tiếc nuối cứ dâng lên trong tôi. Khi mới đến tôi đã thấy hụt hẫng vì họ xài chữ viết theo mẫu tự Nga, giờ đây lại mất dáng các trang phục rất đẹp mà tôi từng được xem trên sách báo. Cuộc sống thành thị hóa đã khiến ở nhiều vùng địa lý khác nhau trên địa cầu lại na ná giống nhau. Điều đó gây cho chúng ta nhiều tiếc nuối.

Trong văn hóa Mông Cổ có rất nhiều trang phục nhiều màu sắc, phong phú. Du khách khi đến Mông Cổ bắt buột phải tìm cách xem cho được những buổi trình diễn nghệ thuật cổ truyền. Họ có những nhạc cụ cổ truyền như đàn Morin Khuur, đàn Yatga, đàn Ikhel, trống, khèn.... Người Mông Cổ có kỹ thuật hát đồng song thanh ra hai giọng vô cùng độc đáo. Cũng từ đề tài này mà tiến sĩ Trần Quang Hải đã làm một nghiên cứu công phu cùng với kỹ thuật học cách hát đồng song thanh nhanh nhất. Tôi được biết chính quyền Trung Cộng đã từng muốn mạo nhận nghệ thuật này là của họ. Họ muốn đệ trình lên UNESCO xin được công nhận là giá trị văn hóa phi vật thể của Trung Quốc. UNESCO có chấp nhận, hay có nhìn ra sự xấp ngửa, tráo trở của vấn đề hay không? Tôi không được rõ, chỉ biết điều này đã gây phản ứng dữ dội của giới am hiểu nghệ thuật và người dân tại đây... 

ĐẠO PHẬT VÀ NHỮNG NGÔI CỔ TỰ
Quanh thủ đô Ulaanbaartar có những ngôi chùa cổ nổi tiếng như Gandantegchinlen Monastery, Choijin Lama Temple, Manzushir Monastery.... Tuy nhiên các ngôi chùa đều ở cách xa nhau. Quý vị phải tự túc chuyện di chuyển vì không thể dùng giao thông công cộng. Xe bus tại thủ đô rất thưa thớt, hoàn toàn không đến những nơi cho du khách tham quan về văn hóa và lịch sử. Nếu cần, quý vị chỉ có cách nhờ khách sạn thuê hẳn một tài xế có xe đi và về trong ngày, đi vài ngày về những vùng quê, lên núi.... đi một nhóm sẽ có giá rẻ hơn đi một người. Phần lớn người Mông Cổ theo Phật Giáo Mật Tông. Phật Giáo Mật Tông được truyền đến Mông Cổ trực tiếp từ Tây Tạng. Tại Mông Cổ ngày nay có trên 80% dân số theo Phật Giáo, phần còn lại theo các tôn giáo khác như Shaman (một tôn giáo cổ thờ khấn trời đất), đạo Ba Hai (có ở miền Nam Việt Nam), đạo Hồi, Chính Thống Giáo (Orthodox) và một số người không mang tín ngưỡng.

Hôm nay tôi đi thăm một cổ tự (Manzushire Monastery) từng là một tu viện Phật Giáo Mật Tông, cách thủ đô Ulaanbaartar 50km, xây năm 1733. Cổ tự này từng có 20 ngôi điện chùa, là nơi tu học cho khoảng từ 300 đến 1000 nhà sư. Tuy nhiên năm 1937, bộ đội và công an cộng sản Liên Xô đã mở chiến dịch đốt và phá sập hoàn toàn ngôi chùa, hơn 250 vị Lạt Ma đã bị trói và bị đem ra bắn chết !!!.... Sau khi Mông Cổ tuyên bố độc lập vào 1990, ngôi chùa đã được trùng tu, nhưng hiện giờ chỉ mới làm được một căn duy nhất với bàn thờ Phật Tổ đơn sơ. Phật Tử và du khách đến đây tưởng niệm những vị đã chết vì bạo quyền cũng như chứng kiến một bằng chứng tôn giáo bị đàn áp.
Tôi được đi theo một gia đình bạn người Mông Cổ. Trước khi vào chùa, chúng tôi ngồi picnic với nhau bằng thức ăn bạn tự nấu, có trà sữa dê nóng. Chẳng biết duyên từ đâu an bài cho tôi được gặp các bạn ở đây. Chúng tôi khác nhau từ ngôn ngữ, văn hoá, thậm chí còn có thể dị biệt lẫn nhau từ lịch sử thảm thương... Có một vài điểm chung để chúng tôi thành bạn, đó là khát vọng tự do dân chủ, nhìn rõ bản chất Cộng Sản Nga hay Cộng Sản Trung Quốc đều giống nhau từ bao đời nay là luôn muốn thôn tính các nước yếu thế. Bạn cũng nói rằng người Cộng Sản Mông Cổ đã từng bán nước Mông Cổ cho Soviet, rằng đừng ai tin người Cộng Sản khi họ mở miệng nói yêu nước...
Cộng sản thời nào cũng vậy, cộng sản ở đâu cũng thế !!! Bạn vừa nói vừa đứng lên, kéo tôi vào chùa !!!
Nơi tôi đang đứng từng là một tu viện rộng lớn với hơn 20 ngôi điện chùa. Ngày nay chỉ có một gian được phục dựng tạm bợ trên một vùng gạch đổ nát còn đầy oan khiên. Vùng đất thiêng này, nơi hơn 250 vị Lạt Ma tử vì đạo, các vị đã để lại một năng lượng rất mạnh. Tôi đã cảm giác một niềm hạnh phúc, xúc động nhưng hạnh ngộ trong bình an, như được che chở, một cảm giác rất lạ. Cảm giác ấy theo tôi hoài cho đến khi tôi ra xe, rời khỏi ngọn núi !!!

SA MẠC VÀ CÁC CÔNG VIÊN QUỐC GIA
Từ thủ đô, lái xe khoảng 350km là sa mạc Elsen Tarsakhai. Xa hơn nữa là sa mạc Gobi cách thủ đô khoảng 90 phút bằng máy bay. Quý vị không thể tự đi đến đây mà phải theo một sự hướng dẫn của các công ty du lịch. Tôi đã bỏ qua không đi sa mạc cát Gobi này vì chuyến đi tốn quá nhiều thời gian. Dù sao tôi cũng đã một lần đến được sa mạc Safari ở Trung Đông rồi. Lần này thôi đành lỡ duyên với Gobi ở Mông Cổ, xin hẹn vào chuyến sau. Các chuyến đi của tôi không bao giờ trọn vẹn, hả hê, ê chề, thừa mứa mà luôn có những nỗi luyến tiếc cùng cảm giác “chưa đủ”. Tôi tin là khi còn luyến tiếc thì sẽ có duyên quay trở lại. Tôi rất muốn lần tới sẽ được tham gia vượt sa mạc Gobi nổi tiếng một lần, thăm hồ Khuvsgul trong vắt, cũng như được đến thăm vùng Nội Mông (Inner Mongolia) hiện nay đang bị Trung Cộng chiếm giữ.

Quanh thủ đô có hai công viên quốc gia lớn là Khustai và Terelj. Gọi là công viên quốc gia nhưng thật ra là những ngọn núi thoai thoải với thảm cỏ xanh ngắt vào mùa xuân. Tôi đã đến cả hai, đứng nhìn cái vắng lạnh của đầu xuân, cỏ chưa mọc đủ xanh, nhưng các loại cầm thú như dê, bò, cừu, ngựa đã chạy đi tìm ăn. Một phong cảnh rất thanh bình và nhẹ nhàng. Những thảo nguyên này cho tôi cảm giác xúc động như khi tôi đến Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi.... Ở đây, cảm giác thiên nhiên thật bao la, con người thật bé nhỏ, những sân hận ở cuộc đời ồn ào đâu đó như chẳng còn vương chút nào trong tiềm thức.... Đã đến những thảo nguyên bạt ngàn, núi trùng núi này, tôi mới tin được rằng có nhiều người đã gắn bó với thiên đàng hạ giới ở đây, họ lên non trú ngụ từ nhiều đời nay, bởi với họ, tất cả những ồn ào nơi phố thị đã không thể quyến rũ họ được....!!!

THỜI THẾ TẠO ANH HÙNG
Mông Cổ là một đất nước có quá nhiều thăng trầm trong lịch sử của họ, kể từ thời Trung Cổ cho đến cận đại. Những thế kỷ sau này cho đến thời cận đại, họ chỉ có đau thương nên hiện nay từ phi trường thủ đô Ulaanbaartar đi ra khắp nơi, đâu đâu cũng thấy đất nước này tự hào với quá khứ, với lịch sử là Thành Cát Tư Hãn và Hốt Tất Liệt trong thế kỷ thế kỷ XIII. Tượng Thành Cát Tư Hãn cao 40m làm bằng thép, ông ta trong tư thế chuẩn bị ra trận oai phong, có thể đi thang máy lên tận đỉnh của bức tượng. Vị trí này cách thủ đô 60km, không có phương tiện công cộng đến. Muốn đi phải thuê xe của khách sạn hoặc của các công ty du lịch. Một bức tượng khác của Thành Cát Tư Hãn nằm ngay trung tâm thành phố (Chinggis Khan Square), lúc nào cũng có lính canh gác nghiêm ngặc, không ai được đến quá gần.

Khi vào viện bảo tàng, người bạn Mông Cổ hỏi tôi có muốn thuê áo bào mà mặc chụp hình đóng giả đại đế Chinggis Khan không (?). Tôi đã lắc đầu, nếu họ có áo quần dân giã thì tôi mặc cho vui, còn mặc y phục hoàng gia Khan thì tôi từ chối. Lý do vì hoàng gia này đã qua Đại Việt xâm lăng và tạo ra nhiều tội ác trong lịch sử cho tổ tiên Việt Nam của tôi. Trước khi đi tôi đã hứa với chị bạn là không đến nước họ bằng hận thù lịch sử..... Thưa phải, tôi đã đến đây như một thiền sinh, như một kẻ hậu sinh đi tìm sách để học lịch sử, tôi luôn hòa đồng với các nếp sống của người địa phương, tôn trọng văn hóa của họ, chỉ riêng có chuyện mặc áo hoàng bào của Khan Dynasty thì không, bởi vì đó là lòng tự trọng dân tộc !!!
Lịch sử đau thương mà hoàng tử Thoát Hoan vâng lệnh vua cha Hốt Tất Liệt đem đến cho Đại Việt đã trên bảy thế kỷ. Đó là đỉnh điểm khi tổ tiên họ hung tàn, bạo lực nhất từ Âu sang Á..... Nhưng một thời gian không lâu tiếp theo đó là cả đất nước và dân tộc Mông Cổ trầm luân nơi vực sâu. Họ bại trận với nhà Minh ở Trung Quốc phải rút về cố quận, phải thần phục triều đình Mãn Thanh từ năm 1635 – 1911(kéo dài 276 năm), mất nước về tay Liên Xô từ 1924-1989 (kéo dài 65 năm)....
Chia tay các bạn bè người Mông Cổ, họ xiết tay tôi nơi tận cửa ra phi cơ.... Lời tâm sự hôm qua của bạn nơi nền gạch đổ nát tại cổ tự Manzushire còn văng vẳng bên tai: “Năm 1911 - chúng tôi phải đổ máu mới thoát được Trung Hoa. Năm 1989 – chúng tôi cũng phải đấu tranh và làm cuộc cách mạng với đám bán nước Cộng Sản người Mông Cổ, đồng thời tìm sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế mới thoái ra khỏi Liên Xô... Khi vận nước quá mạt thì anh hùng xuất hiện. Trời Phật còn thương đất nước chúng tôi!!!”
Thời thế tạo anh hùng, đúng rồi, Việt Nam cũng sẽ không ngoại lệ !!!
Tôn Thất Hùng – Tháng Tư 2017