Thư Ngỏ BTC PBCHN 2020 Nam California Hoa Kỳ

Kính thưa quý Thầy Cô cùng các Anh, Chị, Em. Cựu Học Sinh Phan Bội Châu.      Thật là niềm vinh dự lớn lao cho nhóm cựu HS PBC Nam Ca...

Friday, June 9, 2017

Để nhớ một thời ta đã yêu...À la recherche du temps perdu, notre Temps de l'Amour...

Vanessa Hong-Van Nguyên with Hong-Van Nguyen.
Fountain Valley ·
Để nhớ một thời ta đã yêu...À la recherche du temps perdu, notre Temps de l'Amour...
https://www.youtube.com/watch?v=wK7HGx9pqc0
Tình yêu Paris >>> Les plus belles chansons françaises: http://saigonocean3.com/nghenhacPhap/3.htm
- Thời học phổ thông tôi đã yêu mến nền văn hoá Pháp, nhất là qua tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris của đại văn hào Victor Hugo.
Cầu tình yêu, Paris, Nhà thờ Đức Bà Paris,sông Seine
Tháp Eiffel, biều tượng của nước Pháp
Hình ảnh tháp Eiffel, sông Seine, Khải hoàn môn, Đại lộ Champs ÉlysÉes, Quảng trường Concorde… luôn có sức hấp dẫn, và tôi từng ước mơ một ngày nào đó được đặt chân đến Paris hoa lệ.
Không quá khó khăn để tìm đường đi bộ thăm thắng cảnh tháp Eiffel, cách khách sạn nơi chúng tôi ở khoảng 25 phút dạo phố. Lúc này là 20 giờ, nhưng đang là mùa hè nên Paris trông sáng như ban ngày. Lang thang hơn một giờ quanh tháp Eiffel đủ để có cái nhìn tổng quát về một trong những điểm du lịch đẹp nhất Paris.
Cầu tình yêu, Paris, Nhà thờ Đức Bà Paris, sông Seine
Du khách náo nức nhìn ngắm cảnh đẹp hai bờ sông Seine
Để ngắm toàn cảnh thành phố Paris ở độ cao 115,73m, từ tầng hai của tháp Eiffel, cả nhóm phải chạy bở hơi tai cho kịp giờ quy định. Trước đó, cô bé Mỹ Linh, thành viên của nhóm đã đặt qua mạng từ Việt Nam trọn gói Eiffel tour, chứ không sẽ khó lòng tìm được ticket lên tháp Eiffel và cả 60 phút được ngồi trên tàu du lịch hiện đại dạo chơi trên sông Seine (riêng giá vé lên tầng hai Eiffel là 44 euro/người). Các thành viên trong nhóm không ai bảo ai đều chọn vị trí tốt nhất, chỉ mong ghi lại hình ảnh đẹp về Paris, nhớ mãi một lần trong đời từng ghé thăm kinh đô ánh sáng ở châu Âu.
Cầu tình yêu, Paris, Nhà thờ Đức Bà Paris,sông Seine
Một góc Paris nhìn từ tầng 2 của tháp Eiffel
Cầu tình yêu, Paris, Nhà thờ Đức Bà Paris,sông Seine
Quảng trường Concorde và cột đá Obélisque trên 3.300 năm tuổi
Đúng 22 giờ đêm ngọn tháp cao 300m tỏa sáng ánh đèn nhiều màu sắc như khoe vẻ đẹp lộng lẫy bên dòng sông Seine thơ mộng. Nhiều du khách không bỏ lỡ khung cảnh thú vị bằng nhiều pô ảnh và cả tiếng ồ thú vị giữa không gian náo nhiệt. Dĩ nhiên bên cạnh niềm say mê trước sự quyến rũ của Paris by night, phần lớn du khách đều không quên cảnh giác trước nạn móc túi và cả chiêu trò lừa đảo của những kẻ vô gia cư đang có mặt quanh đây. Cầu tình yêu, Paris, Nhà thờ Đức Bà Paris,sông Seine
Cả nhóm sáu người đã gọi một chiếc taxi sang trọng đưa về khách sạn với giá 19 euro và mọi người kịp lăn quay ra ngủ sau chặng đường dài hơn 10.000 cây số và suốt 13 giờ bay thẳng trên chiếc Boeing 777 của Air France.
Chiếc xe bus hai tầng màu xanh lá mạ của L’Open Tour cách 15 phút có một chuyến khởi hành, liên tục đón và trả khách đi tham quan một vòng nội ô Paris. Xe đi qua những điểm du lịch nổi tiếng và chạy suốt từ 9 giờ sáng đến 19 giờ. Tất cả du khách mua voucher city tour này đều cảm thấy hài lòng trước vẻ đẹp lãng mạn và đầy kiêu hãnh của những công trình quần thể kiến trúc cổ kính có giá trị văn hóa luôn được bảo tồn, gìn giữ qua bao thế kỷ.
Dừng chân trước nhà thờ Đức Bà Paris, nghe tiếng chuông vang lên như chợt thấp thoáng nhìn thấy hình bóng anh chàng Quasimodo trong tác phẩm bất hủ của Vitor Hugo. Giữ yên lặng và trật tự, chúng tôi xếp hàng vào ngôi nhà thờ chính tòa bậc nhất của Paris và có cơ hội chiêm ngưỡng, cũng như chạm nhẹ tay vào phiến đá của công trình kiến trúc mang phong cách gothic tiêu biểu được xây dựng từ cuối thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 14 với niềm thích thú riêng. Cầu tình yêu, Paris, Nhà thờ Đức Bà Paris,sông Seine. Bảo tàng Louvre là điểm tham quan thu hút nhiều du khách
Chỉ biết Viện bảo tàng Louvre cùng những kiệt tác danh họa qua sách báo, nay mới có dịp tìm đến tham quan, trong lòng chúng tôi dâng lên cảm xúc hân hoan. Dòng người xếp hàng dài vào Viện bảo tàng nghệ thuật và lịch sử nổi tiếng của thế giới không dứt, và bên ngoài số đông du khách khác vẫn háo hức chờ đến lượt vào tham quan. Đây là nơi lưu giữ những tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới có niên đại hơn 6.000 năm được chia ra làm 8 khu vực khác nhau. Mỗi ngày, ước tính có 22.000 khách vào tham quan và mỗi năm trung bình có 8 triệu lượt khách đến. Với thời gian eo hẹp, chúng tôi đành rời Bảo tàng Louvre trong tiếc nuối và chỉ hy vọng vào một dịp khác quay lại Paris thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật có một không hai ở đây.
Tận hưởng khoảng thời gian ít ỏi khi dạo chơi, lang thang trên đường phố Paris, trung tâm văn hóa của thế giới giữa thời tiết lý tưởng thật không còn gì bằng. Cái bỡ ngỡ ban đầu đã qua nhanh và giờ đây việc đi lại bằng metro đã trở nên gần gũi với chúng tôi. Chỉ cần bản đồ nhỏ trong tay, chúng tôi có đủ tự tin và sẵn sàng du lịch khám phá Paris lần sau.


https://www.youtube.com/watch
-----------------------------------------------------------------------------




Dalida - Histoire d'un amour: https://www.youtube.com/watch
BIỂU TƯỢNG PHÁP DALIDA : ÁM ẢNH CÔ ĐỘC VÀ CÁI CHẾT
Danh ca Dalida rời bỏ cõi đời vào một ngày tháng 5. Sau 30 năm, một bộ phim về cuộc đời Dalida đã đến với công chúng Việt.Dalida là một trong ba nghệ sĩ được xem là biểu tượng của Pháp trong thế kỷ 20. Lúc còn sống, Dalida đã ghi kỷ lục khi bán hơn 120 triệu đĩa hát trong 10 thứ tiếng và bán thêm 20 triệu bản sau ngày qua đời. Tại Việt Nam, rất nhiều ca khúc gắn với tên tuổi Dalida được các nhạc sĩ Việt Nam viết lại lời Việt. Trong đó nổi bật nhất là các bản lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy: Le temps des fleurs (Nhớ lúc yêu nhau), Paroles Paroles (Những lời mê hoặc), La chanson d’orphée (Bài ngợi ca tình yêu), Bang Bang (Khi xưa ta bé), Pour en arriver là (Chỉ có thế thôi)… Hay nhạc sĩ Anh Bằng với lời Việt Chuyện tình yêu từ ca khúc Histoire d’un amour.
Ngày 12-5, bộ phim Tôi là Dalida của đạo diễn Lisa Azuelos đã chính thức đến với khán giả Việt. Bộ phim mở màn bằng cuộc tự tử bất thành của Dalida trong khách sạn vào năm 1967. Từ cái chết hụt này, một quãng đời trước đó của Dalida được kể lại…
Quan trọng nhất của sự mở màn này chính là tranh luận về cái chết của Dalida và người tình (Luigi Tenco – một ca sĩ, nhạc sĩ trẻ người Ý) thông qua tác phẩm Hữu thể và thời gian (Sein und Zeit) của triết gia người Đức Martin Heidegger. Luigi cho rằng “Sống là để dẫn đến cái chết” trong khi Dalida cho rằng “Sống là để yêu”. Tuy nhiên, sau tranh luận đó và sau thất bại khi bài hát Ciao, amore ciao (Luigi sáng tác) hai người song ca không lọt qua vòng một của Liên hoan âm nhạc San Remo, Luigi đã tự bắn vào đầu. Cái chết của Luigi xảy ra ngay kề thời điểm hai người chuẩn bị công bố mối quan hệ và đám cưới không xa của mình, chính điều này làm Dalida quyết định tự tử.
Sau cuộc tử tự bất thành, cùng với việc nghiền ngẫm suốt tác phẩm Heidegger, trong phim đã chọn một câu thoại thật rất hay của Dalida trong cuộc trò chuyện với bác sĩ tâm lý riêng của mình. Khi vị bác sĩ nói: “Cô là người trao hy vọng cho cả ngàn người” và Dalida đã đáp lại: “Nhưng ai trao cho tôi?”.
Sau câu hỏi bỏ lửng đó, Dalida tiếp tục tìm đến Phật giáo thông qua Arnaud Desjardins dù cô là người Công giáo. Cô tìm đến Ấn Độ với hy vọng thoát khỏi bi kịch của đời sống. Nhưng thiền sư ở đây đã khuyên cô hãy trở lại với sân khấu, bởi âm nhạc chính là đời sống của Dalida.
Người mẫu Sveva Alviti (Ý) vào vai Dalida trong phim Tôi là Dalida, đây là vai diễn điện ảnh đầu tiên của người mẫu này.
Những sự lựa chọn đến với cái chết: Sau đó Dalida tiếp tục đời sống của mình với những bản nhạc tình, những điệu disco thời thượng, với ước vọng đem đến niềm vui cho công chúng yêu mến cô bằng chính thứ âm nhạc của mình. Đó là âm nhạc của những đau khổ, tình yêu, sự cô đơn, thất vọng lẫn hy vọng… Cùng với âm nhạc, với thành danh trên sân khấu, Dalida tiếp tục chứng kiến hai cái chết nữa. Đó là năm 1970, người chồng cũ của Dalida là Lucien Morisse (giám đốc chương trình của đài phát thanh Europe 1) tự tử bằng súng. Dẫu cái chết của Lucien không liên quan gì tới Dalida bởi hai người ly dị vào cuối năm 1961 sau năm năm chung sống. Thế nhưng cái chết này đã để lại nhiều tổn thương trong lòng cho Dalida, nhất là nuối tiếc khi bỏ Lucien. Người đàn ông quan trọng thứ ba trong cuộc đời của Dalida, người đồng hành với cô suốt chín năm trong cuộc đời cũng chọn tự tử sau khi chia tay cô ba năm, đó là Richard Chanfray (tự tử năm 1983).
Cuộc đời Dalida trong phim lẫn đời thực là cuộc đời giằng xé giữa nhiều điều: Chọn làm phụ nữ gia đình với con cái bình thường hay chọn đứng trên sân khấu và trì hoãn mọi cuộc hôn nhân, mọi cơ hội con cái? Chọn bước vào đời sống thinh lặng hay đứng dưới ánh đèn hào quang và chống chọi ngay với đôi mắt vốn khó chịu với ánh sáng của mình? Và cuối cùng, chọn sống hay chọn chết và chết có là một sự sống đời sau hay không?… Những câu hỏi cuộc đời của Dalida có lẽ cũng là câu hỏi của nhiều người dù là ca sĩ, nghệ sĩ hay là một người phụ nữ bình thường…
Tôi là Dalida chưa thật sự hấp dẫn. Bộ phim Tôi là Dalida mở màn bằng cái chết hụt và kết thúc bằng cái chết thật của Dalida vào đêm 3-5-1987. Dalida đã tự sát bằng thuốc an thần và qua đời tại nhà riêng trên phố Orchampt thuộc khu Montmartre (Pháp). Dalida qua đời với dòng chữ duy nhất để lại “Tôi không thể chịu đựng cuộc sống thêm được nữa, hãy tha lỗi cho tôi” (La vie m’est insupportable, pardonnez-moi). Nếu so sánh Tôi là Dalida với bộ phim La vie en rose về nữ ca sĩ Édith Piaf trước đó, bộ phim Tôi là Dalida đang ra rạp Việt không hấp dẫn hơn. Tôi là Dalida dưới góc độ là tác phẩm điện ảnh thì phim vẫn thiếu điểm nhấn, chỉ chạm vào bề nổi cuộc đời Dalida chứ chưa chạm được vào những bi kịch thật sự từ đời sống, đức tin… dẫn đến việc Dalida hai lần tự sát. Thế nhưng đây là một bộ phim với những bản nhạc tình Dalida điển hình để những ai yêu quý nhạc Pháp, văn hóa Pháp có dịp đến rạp để xem....
https://www.youtube.com/watch
----------------------------------------------------------------------------------
 
 Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp của “Chuyện tình yêu đôi ta qua Dalida... Người thể hiện bản gốc Chuyện tình yêu là một biểu tượng âm nhạc thế kỷ 20
Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp là loạt bài qua đó chuyên mục Nghệ Thuật của Đại Kỷ Nguyên trân trọng dành tặng quý độc giả những ca khúc gốc bất hủ của các phiên bản tiếng Việt mà khán giả Việt Nam vốn say mê, nhưng có thể chưa biết đến sự hiện diện của những bản gốc lộng lẫy và câu chuyện lịch sử đầy xúc động xung quanh của chúng…. Chúc quý độc giả những giây phút thưởng thức đầy thú vị và thăng hoa…
Phiên bản “Historia de un amor” do Mario Frangoulis thể hiện
“Chuyện tình yêu” vốn là một ca khúc chói sáng toàn thế giới vào thập niên 60, được hát bởi một ca sĩ gốc Ý nhưng được coi là biểu tượng âm nhạc của nước Pháp. Cô là hoa hậu xứ Ai Cập, được người Ai Cập gọi là “đồng bào”, được người Ý yêu thương gọi là công dân, và thông thạo 11 thứ tiếng (Ý, Pháp, Ai Cập, Lebanon, Do Thái, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp và Nhật Bản), nhưng có một kết cục cuộc đời đầy bi thương….Cô là ai vậy?
Có lẽ người Việt dễ xúc động với những chuyện tình yêu đau buồn ly tán hơn chăng? Khi nam ca sĩ Bằng Kiều, qua chất giọng tenor (nam cao) nhẹ nhàng, cao vút và trong vắt của anh thể hiện Chuyện Tình Yêu, người nghe ngỡ ngàng trước vẻ đẹp sâu lắng, mềm mại và lắng đọng của ca khúc. Với tựa đề Chuyện Tình Yêu, lời ca khúc mà nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015) viết cho tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá là xuất sắc, nhưng lại mô tả một câu chuyện tình tan vỡ chứ không phải là một chuyện tình đẹp không có cảnh chia ly như bản gốc của tác phẩm, cũng với tên Chuyện một mối tình (Historia de un amor). Có lẽ người Việt thường hay xúc động trước những câu chuyện tình yêu buồn ly tán hơn chăng?
Viet Paroles:


Chuyện tình yêu đôi ta ngày ấy tuyệt như mơ
Chuyện tình yêu đôi ta ngày ấy đẹp như thơ
Mình làm quen nhau trên đường vắng khuya
Dìu nhau qua bao nhiêu hè phố mưa
Ngồi ôm nhau công viên lạnh giá
Chuyện tình yêu đôi ta tháng năm đầy mộng mơ
Chuyện tình yêu đôi ta ngất ngây thật kiêu sa
Và trần gian thênh thang chỉ có ta
Mình cho nhau yêu thương rồi xót xa
Rồi chia ly rồi đến phôi pha
Đến bây giờ em(anh) đã là cánh trắng chim bay sâu chân trời
Đến bây giờ anh đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi
Đến bây giờ anh vẫn buồn nhớ
Đến bây giờ em xóa tình cũ
Đến bây giờ anh hóa tượng đá
Đứng thiên thu trong mong đợi chờ
Chuyện tình yêu đôi ta ngày ấy (đã qua) giờ còn đâu
Chuyện tình yêu đôi ta ngày ấy thành thương đau
Một mình anh lang thang đường phố khuya
Tìm em trong công viên đầy gió mưa
Kỷ niệm ơi đừng chết trong ta.

 
Ca khúc gốc tuyệt đẹp: Historia de un amor tới tay Dalida- biểu tượng âm nhạc nước Pháp. Ca khúc nổi tiếng thế giới này vốn là ca khúc tiếng Tây ban nha với tên Historia de un amor (Chuyện một mối tình), tác giả là một nhạc sĩ người Panama, Trung Mỹ, có tên Carlos Eleta Almaran sáng tác vào năm 1955. Bài này được giới mộ điệu ưa thích ngay và mau chóng đi vòng quanh thế giới, với lời được viết lại trong nhiều thứ tiếng khác nhau.
Nhưng ca khúc trở nên sáng chói toàn thế giới khi nữ ca sĩ gốc Ý Dalida, huyền thoại âm nhạc nước Pháp trình bày, bằng phần lời tiếng Pháp do F. Blanche soạn năm 1957. Dalida biểu tượng nước Pháp với flagship “Histoire d’un amour”. Dalida: được vinh danh là “một trong bốn nghệ sĩ làm nên thế kỷ 20”, quốc gia nào cũng yêu quý Nàng. Dalida là nữ ca sĩ được người Pháp sinh năm 1933 tại Cairo Ai Cập và mất năm 1987 tại Paris (Pháp). Cô được xem là biểu tượng âm nhạc bởi sự nghiệp chói sáng của cô diễn ra chủ yếu tại Pháp. Nhưng cô vốn là người gốc Ý, với tên khai sinh là Yolanda Christina Gigliotti. Người Ý tự hào về cô, gọi là công dân, người Ai Cập cũng gọi cô là đồng bào vì cô sinh ra tại Cairo và đã trở thành hoa hậu Ai Cập năm 1954 khi 21 tuổi. Những thế hệ từ 4X tới 7X người Việt Nam say mê với giai điệu “Histoire d’un amour”, “Besame Mucho” và “Bambino” của cô.
Cô là ca sĩ, diễn viên tài năng có thể hát và diễn xuất bằng 11 thứ tiếng (Ý, Pháp, phương ngôn Ai Cập, Lebanon, Do Thái, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp và Nhật Bản). Trong suốt sự nghiệp, Dalida đã biểu diễn khoảng 2.000 ca khúc với hơn 170 triệu đĩa bán ra, nhận 70 đĩa vàng, 1 đĩa bạch kim (1964) và 1 đĩa kim cương (1981).
Theo khảo sát 2001 của Viện nghiên cứu dư luận Pháp (IFOP), Dalida là một trong bốn nghệ sĩ Pháp “làm nên thế kỷ 20”. Ba người còn lại là nam diễn viên Jean Gabin (1904-1976), nam ca sĩ Johnny Hallyday và nữ ca sĩ Édith Piaf (1915-1963).
Dalida – người phụ nữ tài hoa ra đi với dòng chữ để lại: hãy tha thứ cho tôi.
Dalida – người phụ nữ tài hoa đã sớm quyết định rời khỏi cõi đời
Với một trái tim tài hoa và đa cảm, đêm ngày mùng 2, rạng sáng ngày 3 tháng 5 năm 1987, Dalida đột ngột quyết định từ bỏ cuộc sống của mình để ra đi bằng thuốc ngủ tại nhà riêng trên phố Orchampt khu Montmartre, ở tuổi 54, khiến cả thế giới khi ấy bàng hoàng.
Ngoài hai bức thư viết cho em ruột Orlando và bạn trai François Naudy, Dalida để lại một lời trăng trối với người hâm mộ: “Cuộc sống đối với tôi là không thể chịu nổi! Hãy tha thứ cho tôi!”. (Ma vie m’est insupportable, pardonnez-moi).
Dalida được an táng tại Nghĩa trang Montmartre, ngôi mộ của bà là một trong những địa điểm được viếng thăm nhiều nhất của nghĩa trang này. Trái với kết cục cuộc đời đầy bi thương của người nghệ sĩ đầy tài năng, mối tình Dalida hát trong bài Histoire d’un amour lại là một mối tình rất đẹp và giản dị.
Phiên bản Chuyện Một Cuộc Tình nội dung bản gốc tiếng Tây Ban Nha là một cuộc tình đẹp, không có cảnh chia ly như phiên bản tiếng Việt của nhạc sĩ Anh Bằng. Đây cũng là tinh thần của phiên bản tiếng Pháp. Lời bài hát có những câu triết lý cuộc sống tình yêu sâu sắc mà đầy ý nhị, lại rất đỗi giản dị như hơi thở cuộc sống: “Nhưng dù chuyện tình đó ngây thơ hay sâu sắc. Thì đó vẫn là bài hát duy nhất trên trái đất mà sẽ cất lên mãi mãi không bao giờ ngưng nghỉ”.
Câu chuyện của tôi là câu chuyện một tình yêu
Xuất phát từ cả hai con tim. Là một cuốn tiểu thuyết như bao cuốn tiểu thuyết khác thôi. Và cũng có thể sẽ giống mối tình của bạn, hoặc của những người khác.
Đó là ngọn lửa cứ luôn cháy mãi mà không cần đốt lửa
Đó là giấc mơ mà người ta mơ trong lúc không hề ngủ
Như một cây to che chở vững chãi lớn lên, đầy sức mạnh và sự dịu dàng. Đó là một câu chuyện tình yêu vĩnh cửu nhưng lại rất đỗi bình thường. Nó mang đến mỗi ngày cả điều xấu lẫn điều tốt
Với giờ khắc mà người ta ôm hôn nhau, nhưng cũng có cả giờ khắc nói lời ly biệt. Với những buối tối đầy lo lắng nhưng cũng có những buổi sáng hạnh phúc tuyệt vời. Chuyện tình yêu của tôi cũng là một câu chuyện như người ta vẫn biết thôi. Những người yêu nhau đều trải qua như vậy cả. Nhưng dù chuyện tình đó ngây thơ hay sâu sắc. Thì đó vẫn là bài hát duy nhất trên trái đất mà sẽ cất lên mãi mãi không bao giờ ngưng nghỉ.
Lời tiếng Pháp Histoire d’un amour bởi F. Blanche. Nhạc: Carlos Eleta Almaran. Phiên bản tiếng Tây Ban Nha – Pháp của đôi song ca tài danh. Phiên bản bằng 2 thứ tiếng Việt – Pháp do một nghệ sĩ người Pháp gốc Việt Phạm Ngọc Lân trình bày, với nội dung một cuộc tình đẹp hơn theo tinh thần bản gốc:
Thay cho lời kết: Dalida được đặt tên cho một quảng trường tại Pháp, và cùng Histoire d’un amour hình ảnh của nàng sẽ sống mãi cùng thời gian. Một quảng trường của Paris nằm không xa phố Orchampt nơi Dalida ra đi cũng được đặt theo tên ca sĩ huyền thoại. Nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày mất của Dalida, toà thị chính Paris đã tổ chức riêng chương trình triển lãm hình ảnh và bài hát về Dalida ngay trên các bức tường của thành phố để mãi mãi nhớ đến Nàng.
Hà Phương Linh
----------------------------------------------------------------------------------
 

Mối tình Paris – Truyện tình đam mê, lãng mạn
Paris – mảnh đất của những mối tình lãng mạn, những cảm xúc êm dịu tinh tế. Cũng tại Paris ấy, chàng trai François đã tìm thấy tình yêu định mệnh của cuộc đời anh.
Mối tình Paris – Đam mê, lãng mạn
Paris – mảnh đất của những mối tình lãng mạn, những cảm xúc êm dịu tinh tế. Cũng tại Paris ấy, chàng trai François đã tìm thấy tình yêu định mệnh của cuộc đời anh.
Trong cuộc đời này, sự tình cờ là thứ dường như không tưởng. Mỗi ngày, trên thế giới ta đang sống, hàng triệu người vẫn mong tìm được thứ mà loài người hằng khát khao – tình yêu. Nhưng cũng hàng triệu người ấy, vốn chỉ được số mệnh sắp xếp như những người chỉ “lướt ngang qua cuộc đời của nhau”, mấy ai nhờ tình cờ, nhờ duyên số mà tìm được một nửa thật sự của đời mình?
Với François, sự may mắn đã đến với anh, và vì tình cờ, chỉ tình cờ thôi, đã mang lại cho anh một tình yêu mà anh không bao giờ ngờ tới – một tình yêu nhẹ nhàng nhưng cũng vô cùng mãnh liệt, sâu lắng và tinh tế vô cùng.
“Có những người tuyệt vời mà ta gặp không đúng lúc/Và có những người trở nên tuyệt vời vì ta gặp họ đúng lúc”.
Và đúng vậy, vì phút gặp gỡ tình cờ đúng lúc đó cùng một vài suy nghĩ bông đùa vụt thoáng qua tâm trí, giữa anh và Nathalie - “cô gái nước mơ”, đã hình thành một sợi dây gắn kết không thể đứt rời.
“Tại đây và lúc này, trên vỉa hè ấy, họ gặp nhau. Một khúc dạo đầu tuyệt đối kinh điển vẫn định hình khởi điểm cho những thứ ít kinh điển hơn, về sau.
Anh đã lúng búng những từ đầu tiên, rồi đột nhiên tất cả ùa đến một cách rõ ràng. Ngôn từ anh được đẩy bật ra nhờ thứ sinh lực có phần thống thiết, nhưng cảm động, của nỗi tuyệt vọng” – trích Mối tình Paris.
Dưới giọng văn miêu tả nội tâm đầy tinh tế của David Foenkinos, câu chuyện tình yêu của François mở ra những trang sách mà ở đó, vẻ đẹp của tình yêu, vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp của cả Paris trầm mặc đan xen, hòa quyện, tạo thành một khối xúc cảm trọn vẹn và ngọt ngào nhất.
Mối tình Paris là một câu chuyện được viết theo lối hết sức nhẹ nhàng, nhẹ nhàng với cả những biến cố tưởng chừng như không thể chấp nhận xảy đến với các nhân vật chính. Vậy nhưng, giữa những dòng văn hiện ra tự nhiên như lẽ dĩ nhiên phải thế, độc giả nắm bắt được những bước chuyển đầy tinh tế của các cung bậc cảm xúc, để khi dừng lại, người ta bỗng òa ra như thể chính mình vừa trải qua một cuộc đời.
Tác phẩm từng nhận 9 giải thưởng văn học Pháp, được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ trên thế giới và nhận được nhiều khen ngợi từ giới phê bình và độc giả.
Trích đoạn Mối tình Paris:
“François nghĩ: cô nàng mà gọi một tách cà phê lọc cafein là mình sẽ đứng dậy và chuồn thẳng... Một tách trà, cấm có hơn gì... Vậy thì thứ gì đây? Rượu chắc? Không, vào giờ này thì chẳng ra thể thống gì.
Cuối cùng, anh bụng bảo dạ nước hoa quả sẽ là ổn... Nhưng nước quả nào đây?
Cần độc đáo một chút và không vì thế mà kỳ quặc. Nước đu đủ hay nước ổi sẽ khiến người ta phát hoảng. Không, tốt nhất là chọn một thứ trung dung, như nước mơ chẳng hạn. Đây rồi, chính nó. Nước mơ, thật hoàn hảo. Cô ấy mà chọn nó là mình sẽ lấy cô ấy, François nghĩ.
- Tôi sẽ uống… Một cốc nước mơ, chắc vậy.
Anh nhìn cô như thể cô vừa xé toang bức màn thực tại.”
Đôi dòng về tác giả:
David Foenkinos là tác giả nổi tiếng người Pháp, sinh năm 1974, theo học chuyên ngành Văn học và Âm nhạc tại Paris. Ông say mê viết truyện, chủ yếu là tiểu thuyết, đôi khi ông còn viết cả kịch bản phim hoặc vẽ truyện tranh.
Ông được biết đến với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “La délicatesse” đã được chuyển thể thành phim và mang về nhiều giải thưởng cao quý. “Mối tình Paris” cũng là một trong những tác phẩm thành công và nhận được nhiều giải thưởng của ông, cuốn sách cũng được dựng thành phim vào tháng 12 năm 2011.
Các giải thưởng dành cho tác phẩm:
- Giải thưởng do độc giả tạp chí Télégramme bình chọn
- Giải Dunes
- Giải Harmonia
- Giải Conversation
- Giải thưởng của Nghệ thuật thứ bảy
- Giải Gaël Club
- Giải Jean-Pierre Coudurier
- Giải An Avel
- Giải Orange du livre
- Giải Harmonia
Hà Phương Linh

No comments:

Post a Comment